Đại Nghĩa (danlambao) sưu tầm - Cù Huy Hà Vũ một con người mà gần đây chế độ cộng sản làm cho ông trở thành một con người theo giáo sư Ngô Bảo Châu là “không tầm thường”. Chính chế độ này đã đánh bóng tô son cho Cù Huy Hà Vũ bằng những ngón đòn thù bẫn thỉu “thấp tầm” và bản án 7 năm tù và 3 năm quản chế, Cù Huy Hà Vũ lớn vì Nguyễn Tấn Dũng quỳ xuống (ý thơ của Tố Hữu). Nhưng không biết rồi một ngày “Hoa Lài” nào đây khi được tháo củi xổ lồng, con người “không tầm thường” ấy sẽ dọc ngang, ngang dọc, đem tài trai phụng sự đất nước cho thoả chí tang bồng.
A - Đối nội:
1. Quốc hiệu: VIỆT-NAM
Tất cả hoài bảo của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã nằm gọn trong cái quyết định muốn đặt tên nước là Việt nam với đầy đủ lịch sử vinh quang qua bài học tình đoàn kết chống ngoại xâm mà tổ tiên đã để lại. Ông với quan niệm dứt khoát rằng Việt Nam là Việt Nam trường tồn, không mang chủ nghĩa nhất thời nào gán ghép vào đó được.
“Chính trên quan điểm“Việt Nam là Tổ quốc của mọi người Việt Nam” mà ngày 30-8-2010 tôi đã gửi Quốc hội Việt Nam kiến nghị lấy“Việt Nam” là Quốc hiệu để thực hiện hòa giải dân tộc nhằm đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam trong nước và ngoài nước, bất luận chính kiến trong nổ lực chung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngang tầm thời đại.“Cha ông ta trước đây lấy Việt Nam làm quốc hiệu, ngoài ra không thêm những từ gì nữa. Thế thì tại sao bây giờ chúng ta không thể bắt chước cha ông mà lấy Việt Nam làm quốc hiệu?” (RFA online ngày 31-8-2010)
2. Phản bác Chủ nghĩa xã hội:
Nhận định về Xã hội Chủ nghĩa, tiến sĩ Hà Vũ cho thấy rằng ông không đồng tình với cái chế độ do những người cộng sản hậu Hồ Chí Minh áp đặt cái chủ nghĩa ấy lên đầu nhân dân Việt nam.
“Ngay tôi với tư cách là một người sống trong chính thể Cộng sản, tôi cũng căm phẫn, bởi vì cái việc dùng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để thay thế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì đó là sự phản bội, đó là một sự đảo chính của những người cầm quyền sau năm 1975 đối với ngay chính thể của Hồ Chí Minh”. (RFA online ngày 31-8-2010)
Theo tiến sĩ Hà Vũ thì cái xã hội chủ nghĩa“chưa bao giờ là một hiện thực” ở Việt nam vì nó chỉ là một chủ nghĩa“mù mờ, u u minh minh” ngay cả những nhà trí thức cách mạng cũng không hình dung ra được nó là cái hình thù gì, nó đã bị xóa đi trên thực tế và chỉ còn trên danh nghĩa lừa dối mà thôi. Có lần trả lời phỏng vấn của đài VOA, Hà Vũ nói:
“Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách gía-lương-tiền của chính phủ Việt nam gây lạm phát tới 900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được đảng CSVN phục hồi tại Đại hội 6 của đảng vào năm sau, 1986.
“Nhưng phải đến năm 1990 thì chủ nghĩa tư bản mới được chính danh bằng Luật Công ty và doanh nghiệp tư nhân. Và Đại hội 10 của đảng CSVN diễn ra cách đây 4 năm đã hoàn tất công cuộc phá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng cách chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân”. (VOA online ngày 30-4-2010)
3. Xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992, thiết lập thể chế đa đảng đa nguyên:
Với thái độ dứt khoát, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong một lần trả lời phỏng vấn của Thomas trên diễn đàn Dân Luận ông đã thẳng thắn phát biểu khẳng định lời báo tử cho đảng CS độc tài rằng:
“Tôi khẳng định đa đảng là truyền thống của Việt Nam từ trước cho đến khi chủ tịch Hồ Chí Minh chết và thậm chí đến 1988…
“Tuy nhiên tôi vẫn lên án sự độc tài của đảng CSVN. Nên mục tiêu đấu tranh của tôi, cái đầu tiên là buộc nhà cầm quyền VN phải thực hiện đa đảng…
“Nếu đảng cộng sản mà không bỏ Điều 4 hiến pháp thì việc đó đồng nghĩa với cái chết. Cái chết đó còn không bao lâu nữa đâu, cái chết đó trước hết với Ban lãnh đạo đảng cộng sản. Đảng cộng sản đừng có nghĩ rằng đã vơ vét được nhiều rồi đến khi chế độ cộng sản sụp đổ thì họ trở thành những ôngchủ mới”. (Dân Luận online ngày 7-11-2010)
Ủng hộ quan điểm chính đáng của tiến sĩ Hà Vũ, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng đồng thanh:
“Đối với đảng tôi cho rằng“nên” xóa bỏ, vì Điều 4 làm mất thanh danh của đảng. Một đảng tự xưng là“đội tiên phong đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”, là “ngôi sao sáng nhất trong muôn vì sao” mà phải dựa vào sự cưỡng bức một điều luật và nghĩ rằng buông nó ra tức là tự sát thì còn gì đáng xấu hổ cho bằng”. (RFI online ngày 13-9-2010)
Luật sư Trần Lâm, nguyên thẩm phán tòa án tối cao cũng nhiệt liệt tán đồng:
“Việc thiết lập thể chế đa đảng, là việc làm không thể đừng được. Ta hiện nay suy thoái nặng nề không lối thoát, còn con đường nào khác đâu. Cả thế giới một đường, một mình ta một hướng quả thật là quá lạ, mà cái hướng của ta lại mù mờ, ngay cả trong nội bộ cũng không thông suốt. Thiết lập thể chế đa đảng là việc làm sáng suốt, một lựa chọn đúng đắn”. (Đối Thoại online ngày 10-6-2010)
4. Hòa giải hòa hợp, đoàn kết dân tộc:
Với một tình yêu nước nồng nàn, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã trình lên Quốc hội xin đại xá cho tất cả cán bộ, viên chức và sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa để cùng nhau phát triễn và bảo vệ đất nước. Trả lời phỏng vấn của đài RFA ông nói:
“Kiến nghị này, cụ thể tôi đề nghị Quốc hội đại xá tức là trả tự do không điều kiện, nó khác với đặc xá, đặc xá là trả tự do có điều kiện, ví dụ những người tù phải thấy mình cải tạo tốt này, theo quan điểm này theo quan điểm kia của nhà cầm quyền, nhưng đại xá là bình lập tức trên tinh thần dân tộc, đại xá trên tinh thần anh em, đồng bào mà trả tự do không điều kiện”. (RFA online ngày 31-8-2010)
Cùng một nhận định và chủ trương HGHH, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, người cũng có lòng và đầy nhiệt huyết với dân tộc, với tinh thần hòa giải ông cũng đã nhiều lần phát biểu qua những bài viết dài:
“Hòa giải Hòa hợp…đó là niềm thôi thúc, là sự nghiệp của cả dân tộc”. Khoan hãy bàn đây là yêu cầu bức thiết và mọi người Việt Nam dù là đang ở trong hay ngoài nước, dù từng ở chiến tuyến nào đều phải dốc tâm thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng cao cả này. Có vậy mới mong xây dựng nước Việt Nam mạnh giàu, dân tộc an lành, hạnh phúc”. (Thông Luận online ngày 14-11-2007)
B - Đối ngoại:
1. Nhận diện kẻ thù, đề cao cảnh giác.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người cũng đã nhận diện được kẻ thù truyền kiếp của Tổ quốc ta là ai và với truyền thống ấy ngày nay vẫn còn đeo đẵn mãi, nhất là những hành động lấn chiếm ngang ngược của Trung quốc đang xảy ra hàng ngày trên biển và mọi hành động quỷ quyệt xâm nhập vào nội địa nước ta. Theo ông Hà Đình Sơn trong bài “Trung quốc là kẻ đắc lợi với kết cục vụ án Cù Huy Hà Vũ” thì để cảnh báo về cái nguy cơ mất nước vào tay người đồng chí láng giềng khốn nạn bằng hành động cụ thể:
“Tiến sĩ Cù Huy hà Vũ là người năm 2007, có kiến nghị gửi nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh về một số phương sách bảo vệ Tổ quốc chống lại nguy cơ xâm lược của Trung quốc”. (Bauxite Việt Nam online ngày 3-8-2011)
“Ông Vũ cho rằng chủ nghĩa cộng sản Trung quốc sau khi Đông Âu sụp đổ đã biến tướng thành chủ nghĩa đế quốc cổ điển hay chủ nghĩa Tân Đại hán với đặc trưng là sự bành trướng lãnh thổ và Trung quốc đang trở thành mối đe dọa quân sự có tính toàn cầu, nên Việt Nam không thể“tự lực cánh sinh”mà phải dựa vào liên minh quân sự với một cường quốc hạt nhân khác”. (Cù Huy Hà Vũ- Wikipedia tiếng Việt online ngày 7-8-2011)
2. Liên kết đồng minh, bảo vệ Tổ quốc.
Không màu mè úp mỡ, Cù Huy Hà Vũ đã nói thẳng ra cái quốc gia có thể và có khả năng liên minh để cùng bảo vệ quyền lợi chung và nhờ đó mà Việt nam sẽ được bảo vệ không bị thôn tính bởi quân bành trướng đó là:
“Liên minh quân sự với Hoa kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thu hồi toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bị nước ngoài xâm lược ở biển đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”. (Dân Làm Báo online ngày 23-1-2011)
Đảng cộng sản từ lâu cũng đã thấy được rằng đồng minh với Mỹ là bảo vệ tổ quốc, còn đồng chí với Tàu thì chỉ có mất nước mà thôi, nhưng vì còn sợ mất lòng thiên triều nên chúng ra tay đàn áp những thành phần nào dám lên tiếng chống lại quan thầy của chúng. Tuy nhiên chính quyền CSVN cũng phải công nhận:
“Mới đây, trong chuyến viếng thăm tiểu bang Hawaii, đại sứ Việt Nam tại Hoa kỳ Lê Công Phụng nhận định “Quan hệ Việt - Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua”. Việt Nam và Mỹ đang thúc đẩy mạnh mẽ các bước cần thiết nhằm đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới, trở thành đối tác chiến lược của nhau trong thời gian tới”. (BBC online ngày 16-3-2011)
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người cũng đã từng nhận bản án 13 năm tù của chính quyền cộng sản về tội phổ biến Dân chủ-Tự do cũng xác nhận rằng:
“Nếu bây giờ có cuộc thăm dò xã hội (kín, một cách độc lập) thì chắc tỷ lệ người dân Việt Nam ủng hộ việc thiết lập quan hệ đồng minh toàn diện, không chỉ về quân sự, với Mỹ sẽ thuộc về đa số áp đảo, và trong đa số đó cũng sẽ có rất nhiều đảng viên cộng sản”. (Đàn Chim Việt online ngày 29-7-2011)
C - Tư cách không tầm thường:
1- Chống đối cường quyền:
- Kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ký quyết định cho Trung quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên huỷ hoại môi trường sống của dân tộc và phá vỡ địa điểm chiến lược bảo vệ an ninh của Tổ quốc.
- Kiện tướng công an Vũ Hải Triều khoe đã đánh sập 300 trang mạng và blog vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký ngày 24-9-1982.
- Gửi đơn lên Quốc hội tố cáo bí thư thành ủy Sài gòn Lê Thanh Hải đã cướp đất và đập phá nhà của bà Dương Thị Kính, thân nhân của 3 liệt sĩ ở phường Bình Thạnh.
Ngoài ra trong bức “thư cám ơn của tiến sĩ Hà Vũ” khi đang ở trong tù có đoạn viết:
“Kinh thưa đồng bào,
Bản chất việc làm của Hà Vũ trong những năm qua hoàn toàn không vụ lợi. Đòi lại Đàn Âm hồn - Đài liệt sĩ chống ngoại xâm đầu tiên của Việt Nam; Đòi giử Đồi Vọng cảnh, một khu đồi án ngữ ngay trước khu lăng mộ của các vua nhà Nguyễn khỏi trở thành khu khách sạn (Hotel Resort); bênh vực giáo dân xứ Cồn Dầu; chống lại việc bán tài nguyên ở Tây Nguyên; bênh vực nhân dân bị cấm khiếu kiện đông người; lên tiếng bảo vệ các nhà trí thức; lên tiếng xin hòa hợp hòa giải dân tộc trên thực tế, bằng công việc công nhận liệt sĩ cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974…”(Đàn Chim Việt online ngày 31-7-2011)
2- Uy vũ bất năng khuất:
Vì chống lại bọn cường quyền nên tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bọn cầm quyền hảm hại bằng cách bôi nhọ và bắt giam vì những tội vu vơ mà khi ra tòa không có chứng cớ để khép thành tội. Tuy thế trong hai lần sơ thẩm và phúc thẩm chúng vẫn kết án ông 7 năm tù giam và 3 năm quản chế bằng một phiên tòa mà theo tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng gọi là phiên tòa “kangaroo”, và theo ông thì từ điển Webster định nghĩa (Phiên tòa kangaroo là phiên tòa giả hiệu, bỏ qua hoặc áp dụng sai lạc các nguyên tắc của luật pháp và công lý”, như từ chối những quyền tố tụng cơ bản của bị cáo và luật sư trong đó có quyền triệu tập người làm chứng, quyền loại bỏ bằng chứng sai trái và quyền thẩm vấn, quyền từ chối quan tòa hay luật sư do thiên vị hay mâu thuẩn quyền lợi, quyền không buộc tội chính mình, quyền tự bào chữa, và quyền kháng án. Phiên tòa kangaroo nhảy vội đến kết luận với một bản án đã có từ trước khi phiên tòa diễn ra, tiếng Việt gọi nôm na là
“án bỏ túi”). (BBC online ngày 11-4-2011)
Trong phiên tòa sơ thẩm ấy, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dõng dạc tuyên bố:
“Tổ quốc và nhân dân Việt Nam sẽ phá án cho tôi”.
Gần đây qua người vợ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, tiến sĩ Hà Vũ gửi lời cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ ông, đã theo dõi vụ án và nói chung tới đồng bào Việt Nam:
“Cù Huy Hà Vũ không có tội song cũng biết chấp nhận hy sinh. Xin đồng bào hãy coi như đứa con này lưu lạc xa nhà ít lâu. Những điều tiêu cực không thể sống lâu hơn những điều tích cực! Điều Hà Vũ này lo lắng nhất khi xa gia đình, xa bạn bè, anh, chị em ấy là lo cho đất nước rơi vào tay bọn đại giảo hoạt Bắc kinh. Đó mới là điều đau lòng nhất của Cù Huy Hà Vũ này!” (Đàn Chim Việt online ngày 31-7-2011)
D - Quần chúng ngưỡng mộ:
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu vì ưu ái một con người nghĩa khí, thành tâm nặng lòng với đất nước, hy sinh vì dân tộc nên ông đã làm hai câu đối tặng như sau:
“Hà Vũ bộc trực vô ưu, khả dĩ anh hùng khí tiết!
Dương Hà trung trinh hữu luật, dục thành thục nữ tâm cang!”
(Bauxite Việt Nam online ngày 14-3-2011)
Một vị giáo sư trẻ đã thành danh được mọi người mến mộ và cả nhà nước CSVN cũng hết lời ca tụng đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã có một nhận định sâu sắc về tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ như sau:
“Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. ‘ Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Ruliti hay như Kinh Kha người gốc Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.
“Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”. (BBC online ngày 6-4-2011)
Và một vị giáo sư gìa khả kính Phạm Toàn cũng phải nói lên lời khâm phục và tình cảm chân thật của mình với một người “không tầm thường” sau khi ông ta nhận bản án 7 năm tù và 3 năm quản chế:
“Anh không mong chú ấy thành anh hùng. Anh chỉ chúc mừng Dương Hà đã có riêng cho mình một người chồng cao cả. Hôm nay, nói thật lòng với Dương Hà nhé: trong vụ xử án, điều mọi người như anh lo nhất là chú ấy lú lẫn sao đó lại nhận tội và xin khoan hồng. Chú ấy đã hành động cao cả. Thế là đủ. Đủ cho chú Vũ. Đủ cho tất cả. Nếu ngày mai anh chết, nếu anh không chờ được 7 năm nữa để bắt tay chú Vũ, em nhớ nhắn lại cho nó rằng anh rất yêu nó”. (Đàn Chim Việt online ngày 5-4-2011)
Một danh sách gồm mọi từng lớp nhân dân Việt Nam từ những nhà trí thức lão thành cách mạng đến những thanh niên trẻ hoặc người dân bình thường Kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tính đến ngày 9-11-2010 là 2.765 người, ngoài ra sự can thiệp của quốc tế như ông Mark Toner, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ; Khối Dân biểu đảng Dân chủ Tự do của bà thủ tướng Angela Merkel của Đức; Liên Hiệp Âu châu…
Để nói lên sự ngưỡng mộ và tin tưởng một người đã có được cái khí phách anh hùng ngay cả trong lúc gian nguy, tù ngục; tôi xin mượn lời nhà thơ Bùi Minh Quốc gửi đến con người “không tầm thường” ấy với một tấm lòng:
“Thức thời để thấy rằng mỗi ngày giam giữ Cù Huy Hà Vũ chỉ càng tăng thêm ý chí của người trí thức ưu tú này tự rèn luyện hiệu quả hơn thành người chiến sĩ cách mạng từ trong ngục tối giương cao ngọn cờ vì Tổ quốc vì Tự do vẫy gọi lớp trí thức tinh hoa kế tiếp nối gót theo anh chiến đấu”. (Bauxite Việt Nam online ngày 1-8-2011)
Nguồn Đại Nghĩa (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com
Việt Nam Ơi!
Nước Việt Nam đã thống nhất và đã có hòa bình hơn 35 năm rồi.Trong khi các nước khác ngày càng văn minh và tiến bộ thì xã hội Việt Nam dưới sự lảnh đạo của ĐCSVN tự phong là "Đỉnh cao Trí Tuệ" thì lại ngày càng tụt hậu và bất công. Mục đích của trang blog là muốn được giao lưu và chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của chúng tôi với những cư dân mạng về những vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam để tìm giải pháp hành động!
Total Pageviews
Monday, August 15, 2011
Thursday, August 4, 2011
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Sử liệu Trung Quốc nói gì?
Trước hết Trung Quốc (TQ) yêu sách chủ quyền trên các quần đảo trên cơ sở quyền phát hiện và sự quản lý. Lập luận của TQ bao gồm: 1. Người TQ đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng. 2. Ngư dân TQ đã khai thác các đảo này từ hàng nghìn năm nay. Điều đó chứng minh chủ quyền của TQ. 3. Sự quy thuộc các đảo này vào TQ được củng cố bằng các phát hiện khảo cổ học. 4. TQ đã thực hiện các hành động cai quản trên các đảo này từ lâu đời. Chúng ta sẽ xem xét lập luận của TQ trong hai tiểu giai đoạn sau: thiết lập một danh nghĩa ban đầu và việc củng cố danh nghĩa đó.
“Từ thời Hán Vũ đế trước công lịch hai thế kỷ, nhân dân TQ đã bắt đầu đi lại trên biển Nam. Trải qua thực tiễn hàng hải lâu dài nhân dân TQ đã lần lượt phát hiện các quần đảo Tây Sa (Paracels) và Nam Sa (Spratlys)” - Sách trắng của Bộ Ngoại giao TQ ngày 30.1.1980: “Chủ quyền không thể tranh cãi của TQ trên các đảo Tây Sa và Nam Sa” đã khẳng định như vậy. Để chứng minh danh nghĩa lịch sử của họ, phía TQ đã dựa trên những cuốn sách chính như sau:
- Nam châu dị vật chí của Dương Phù và Phù Nam truyện của Khang Thái, đều viết vào thời Tam Quốc (220-265); Vũ kinh tổng yếu của Tăng Công Lượng (998-1078) và Đinh Độ (990-1053) thời Tống biên soạn; Mong Liang Lu được soạn dưới thời nhà Tống (960 - 1127); Đảo di chí lược do Vương Đại Uyên soạn dưới thời nhà Nguyên (1206 - 1368); Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp viết dưới thời nhà Minh (1368 - 1644); “Trịnh Hòa hàng hải đồ” trong Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi biên soạn đầu thế kỷ XVII; Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tổ Vũ đầu nhà Thanh; Hải Quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh năm 1730; Dương phòng tập yếu của Nghiêm Như Dục viết, Trương Bằng Phi khắc năm 1828; Quỳnh Châu phủ chí giữa thế kỷ XIX; Quảng Đông đồ thuyết (1862-1875); Canh lộ bạ do ngư dân các đời kể lại.
Các sách kể trên hoàn toàn không phải là các chính sử được viết bởi các cơ quan chính thức của nhà nước. Phần lớn chúng là những ghi chép về các chuyến đi, các chuyên khảo và các sách hàng hải thể hiện những nhận biết địa lý của người xưa liên quan không chỉ tới lãnh thổ TQ mà còn tới lãnh thổ của các nước khác.
Ví dụ, Hải Quốc văn kiến lục, đúng như tên sách, phần lớn nói về các miền mà người TQ gọi là “man di” nhiều hơn là TQ.
Sách Tống sử phần Ngoại quốc chép chuyện Chiêm Thành: “Năm Thiên Hy thứ hai (1016) vua Chiêm Thành là Thi Mặc Bài Ma Diệp sai sứ là La Bi Đế Gia chở đồ cống sang... La Bi Đế Gia nói rằng người nước tôi trên đường sang Quảng Châu, nếu bị thuyền dạt ra Thạch Đường thì cả năm cũng không tới nơi được”. Cứ theo đó mà suy thì từ Chiêm Thành đến Quảng Châu có vùng được gọi là Thạch Đường nhưng không có nghĩa Thạch Đường thuộc Quảng Châu và vì sách này chép về các vùng nước người TQ coi là “man di” thì nó không thể được coi là thuộc TQ.
Sách Dư địa chí, quyển 4 phần Cương vực chép: “Phía ngoại vi của Quỳnh Châu là biển lớn tiếp với các châu Ô, châu Lý, Tô Cách Lương, phía Nam đến Chiêm Thành, phía Tây đến Chân Lạp, Giao Chỉ, phía Đông đến Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường... Người địa phương đi thuyền đều không biết rõ đâu là vị trí thực của chúng”. Trong tất cả các sách kể trên, liệt kê một đống lẫn lộn các tên Cửu Nhũ Loa Châu, Thạch Đường, Thiên Lý Vạn Đường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Trường Sa nhưng không có tên Tây Sa và Nam Sa. Bản thân người TQ cũng không định rõ được vị trí của chúng. Điều đó, không nghi ngờ gì đã dẫn tới những cuộc tranh cãi bất tận giữa các nhà dịch thuật và các học giả về việc thống nhất các tên gọi trên. Mặc dù Hung dan Chiu và Choon Ho Park cho rằng Vạn Lý Thạch Sành chỉ Spratlys, M.S Samuels lại bảo vệ tên đó dùng để chỉ đá ngầm mà ngày nay có tên gọi là Trung Sa (Macclesfield Bank).
Phù Nam truyện chép: “Trong Trướng Hải có các bãi san hô, dưới bãi là đá tảng san hô mọc trên đó”.
Nam Châu di vật chí ghi lại: “Kỳ đầu Trướng Hải nước nông có nhiều từ thạch, thuyền lớn nằm ngoài biên cương, đóng đai sắt, đi lại dựa trên la bàn”.
Xuất phát từ những ghi chép đó, người TQ cho rằng Trướng Hải là biển Nam Trung Hoa bao gồm tất cả các đảo của biển Nam Hải. Tuy nhiên, chúng ta có thể có một vài nhận xét:
- Các đoạn văn trích trên không cho thấy rõ vị trí chính xác của Trướng Hải. Chúng cũng không xác định rõ các thạch sành nói trên chính là Tây Sa và Nam Sa. Các sách trên, đúng như tên gọi, đều là miêu tả các lãnh thổ “man di”, nước ngoài, không phải lãnh thổ TQ.
- Nam Châu dị vật chí được soạn thời Tam Quốc (220-265) lại nói tới việc sử dụng la bàn trong hàng hải, thế nhưng dụng cụ hàng hải này dường như chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ X.
- Cụm từ “nằm ngoài biên cương” cho thấy các đảo đá này không thuộc lãnh thổ TQ. Giả định này còn được khẳng định bởi các tài liệu chính thức khác của TQ mô tả và phân định lãnh thổ của “Thiên triều” kết thúc ở điểm cực Nam của đảo Hải Nam như: Quỳnh Châu phủ chí (1731), Hoàng Triều di tông tâm lĩnh (1894), Đại Thanh di đồ (1905)... hay các sách, bản đồ cổ khác của người TQ đều xác định rõ điểm mút phía Nam của lãnh thổ TQ nằm ở Nhai Châu, thuộc phủ Quỳnh Châu tỉnh Quảng Đông tại vĩ độ 18013’ Nam. Điều đó còn được khẳng định bởi sách Địa lý Giáo khoa thư, Thương Vụ ấn Thư Quán, Thượng Hải (TQ) năm 1906 xuất bản: “Phía Nam bắt đầu là vĩ độ 18013’ Nam lấy bờ biển Châu Nhai đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) làm điểm mút”. Chúng ta không thấy trong các tác phẩm này một ghi chép nào về các quần đảo nằm ngoài điểm cực Nam đó.
TS Nguyễn Hồng Thao
Nguồn Thanh Niên
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110804/Su-lieu-Trung-Quoc-noi-gi.aspx
“Từ thời Hán Vũ đế trước công lịch hai thế kỷ, nhân dân TQ đã bắt đầu đi lại trên biển Nam. Trải qua thực tiễn hàng hải lâu dài nhân dân TQ đã lần lượt phát hiện các quần đảo Tây Sa (Paracels) và Nam Sa (Spratlys)” - Sách trắng của Bộ Ngoại giao TQ ngày 30.1.1980: “Chủ quyền không thể tranh cãi của TQ trên các đảo Tây Sa và Nam Sa” đã khẳng định như vậy. Để chứng minh danh nghĩa lịch sử của họ, phía TQ đã dựa trên những cuốn sách chính như sau:
- Nam châu dị vật chí của Dương Phù và Phù Nam truyện của Khang Thái, đều viết vào thời Tam Quốc (220-265); Vũ kinh tổng yếu của Tăng Công Lượng (998-1078) và Đinh Độ (990-1053) thời Tống biên soạn; Mong Liang Lu được soạn dưới thời nhà Tống (960 - 1127); Đảo di chí lược do Vương Đại Uyên soạn dưới thời nhà Nguyên (1206 - 1368); Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp viết dưới thời nhà Minh (1368 - 1644); “Trịnh Hòa hàng hải đồ” trong Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi biên soạn đầu thế kỷ XVII; Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tổ Vũ đầu nhà Thanh; Hải Quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh năm 1730; Dương phòng tập yếu của Nghiêm Như Dục viết, Trương Bằng Phi khắc năm 1828; Quỳnh Châu phủ chí giữa thế kỷ XIX; Quảng Đông đồ thuyết (1862-1875); Canh lộ bạ do ngư dân các đời kể lại.
Các sách kể trên hoàn toàn không phải là các chính sử được viết bởi các cơ quan chính thức của nhà nước. Phần lớn chúng là những ghi chép về các chuyến đi, các chuyên khảo và các sách hàng hải thể hiện những nhận biết địa lý của người xưa liên quan không chỉ tới lãnh thổ TQ mà còn tới lãnh thổ của các nước khác.
Ví dụ, Hải Quốc văn kiến lục, đúng như tên sách, phần lớn nói về các miền mà người TQ gọi là “man di” nhiều hơn là TQ.
Sách Tống sử phần Ngoại quốc chép chuyện Chiêm Thành: “Năm Thiên Hy thứ hai (1016) vua Chiêm Thành là Thi Mặc Bài Ma Diệp sai sứ là La Bi Đế Gia chở đồ cống sang... La Bi Đế Gia nói rằng người nước tôi trên đường sang Quảng Châu, nếu bị thuyền dạt ra Thạch Đường thì cả năm cũng không tới nơi được”. Cứ theo đó mà suy thì từ Chiêm Thành đến Quảng Châu có vùng được gọi là Thạch Đường nhưng không có nghĩa Thạch Đường thuộc Quảng Châu và vì sách này chép về các vùng nước người TQ coi là “man di” thì nó không thể được coi là thuộc TQ.
Sách Dư địa chí, quyển 4 phần Cương vực chép: “Phía ngoại vi của Quỳnh Châu là biển lớn tiếp với các châu Ô, châu Lý, Tô Cách Lương, phía Nam đến Chiêm Thành, phía Tây đến Chân Lạp, Giao Chỉ, phía Đông đến Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường... Người địa phương đi thuyền đều không biết rõ đâu là vị trí thực của chúng”. Trong tất cả các sách kể trên, liệt kê một đống lẫn lộn các tên Cửu Nhũ Loa Châu, Thạch Đường, Thiên Lý Vạn Đường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Trường Sa nhưng không có tên Tây Sa và Nam Sa. Bản thân người TQ cũng không định rõ được vị trí của chúng. Điều đó, không nghi ngờ gì đã dẫn tới những cuộc tranh cãi bất tận giữa các nhà dịch thuật và các học giả về việc thống nhất các tên gọi trên. Mặc dù Hung dan Chiu và Choon Ho Park cho rằng Vạn Lý Thạch Sành chỉ Spratlys, M.S Samuels lại bảo vệ tên đó dùng để chỉ đá ngầm mà ngày nay có tên gọi là Trung Sa (Macclesfield Bank).
Phù Nam truyện chép: “Trong Trướng Hải có các bãi san hô, dưới bãi là đá tảng san hô mọc trên đó”.
Nam Châu di vật chí ghi lại: “Kỳ đầu Trướng Hải nước nông có nhiều từ thạch, thuyền lớn nằm ngoài biên cương, đóng đai sắt, đi lại dựa trên la bàn”.
Xuất phát từ những ghi chép đó, người TQ cho rằng Trướng Hải là biển Nam Trung Hoa bao gồm tất cả các đảo của biển Nam Hải. Tuy nhiên, chúng ta có thể có một vài nhận xét:
- Các đoạn văn trích trên không cho thấy rõ vị trí chính xác của Trướng Hải. Chúng cũng không xác định rõ các thạch sành nói trên chính là Tây Sa và Nam Sa. Các sách trên, đúng như tên gọi, đều là miêu tả các lãnh thổ “man di”, nước ngoài, không phải lãnh thổ TQ.
- Nam Châu dị vật chí được soạn thời Tam Quốc (220-265) lại nói tới việc sử dụng la bàn trong hàng hải, thế nhưng dụng cụ hàng hải này dường như chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ X.
- Cụm từ “nằm ngoài biên cương” cho thấy các đảo đá này không thuộc lãnh thổ TQ. Giả định này còn được khẳng định bởi các tài liệu chính thức khác của TQ mô tả và phân định lãnh thổ của “Thiên triều” kết thúc ở điểm cực Nam của đảo Hải Nam như: Quỳnh Châu phủ chí (1731), Hoàng Triều di tông tâm lĩnh (1894), Đại Thanh di đồ (1905)... hay các sách, bản đồ cổ khác của người TQ đều xác định rõ điểm mút phía Nam của lãnh thổ TQ nằm ở Nhai Châu, thuộc phủ Quỳnh Châu tỉnh Quảng Đông tại vĩ độ 18013’ Nam. Điều đó còn được khẳng định bởi sách Địa lý Giáo khoa thư, Thương Vụ ấn Thư Quán, Thượng Hải (TQ) năm 1906 xuất bản: “Phía Nam bắt đầu là vĩ độ 18013’ Nam lấy bờ biển Châu Nhai đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) làm điểm mút”. Chúng ta không thấy trong các tác phẩm này một ghi chép nào về các quần đảo nằm ngoài điểm cực Nam đó.
TS Nguyễn Hồng Thao
Nguồn Thanh Niên
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110804/Su-lieu-Trung-Quoc-noi-gi.aspx
Wednesday, August 3, 2011
Ba Khâu Đột Phá Của Thủ Tướng
Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.
Định xếp trang báo lại coi như nó chẳng liên can gì tới mình, nhưng anh bạn café cùng bàn thở dài, “sợ đến cuối nhiệm kỳ, tô phở tăng giá lên mấy trăm”! Nhớ cái Tết 2006, mấy tháng trước khi ông nhậm chức, tô phở 15.000 đồng đã bị báo chí la làng. Bây giờ tô phở cùng loại đã là 50.000 đồng. Khi ông lên, ký thịt gà loại thả vườn cũng chỉ mới 28.000 đồng, ký heo nạc mới 38.000 đồng… Như tôi đã từng phân tích, do những chính sách về tài chính, ngân hàng của ông mà khủng khoảng kinh tế của Việt Nam xảy ra từ tháng 3-2008 trong khi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu có ảnh hưởng cũng chỉ có thể lan tới Việt Nam sớm nhất là tháng 12-2008.
Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…?”. Thấy ông chưa thực sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những kẻ, cho dù thuộc hàng chăn trâu cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân lên. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc”. Tất nhiên, để được lịch sử ghi nhận công lao thì khó hơn chia phần trăm và nhận bao thơ.
Trong cái chính thể do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất. Thời ông Phạm Văn Đồng, danh sách nội các thường chỉ được bên ông Lê Đức Thọ chuyển sang không lâu trước khi ông đọc trước Quốc hội. Ông Đồng là người trọng chữ nghĩa, nên ông thường yêu cầu bên ông Thọ cho ông thời gian để sửa những câu trong tờ trình bị viết sai chính tả, ngữ pháp. Ông Đồng thừa nhận ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng làm được nhiều việc nhất.
Thời ông Kiệt, tuy không có “tam quyền phân lập” nhưng lại có “tam nhân phân quyền”. Ông Kiệt cũng chịu chế ước rất nhiều bởi những người đồng nhiệm như Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Khi ông Kiệt đang đẩy nhanh tiến độ công trình đường điện 500 kv, tư lệnh công trình của ông, Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bị xử tù 3 năm. Năm 1995, ông Kiệt viết thư yêu cầu cải cách chính trị, liền sau đó, ông Nguyễn Trung, trợ lý của ông, người chấp bút “thư gửi Bộ Chính trị” đã bị áp lực tới mức phải ra đi, còn ông Hà Sỹ Phu, người tàng trữ một bản sao bức thư, thì bị bắt.
Trong tình hình ấy, Chính phủ ông Kiệt vẫn hoàn thành một khối lượng lớn công việc, xây dựng được những bộ luật làm nền tảng pháp lý cho nền kinh tế thị trường vận hành. Và, đặc biệt, dù bị cản trở rất nhiều, vẫn đưa Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với EU và với những quốc gia một thời bị coi là kẻ thù như Đại Hàn, như Mỹ… Người kế vị ông, ông Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.
Khi ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, người ta sốt ruột bởi nhịp độ cải cách chậm đi so với người tiền nhiệm. Nhưng, như ông Kiệt nhận xét: “Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”. Ông Khải không có những tuyên bố làm nức lòng dân bởi ông không phải là một nhà chính trị. Nhưng nhờ là một nhà kỹ trị, ngay từ khi làm phó cho ông Kiệt, ông Khải đã tham gia hình thành chính sách như một kiến trúc sư.
Gần như toàn bộ các thiết chế pháp lý mà nền kinh tế đang vận hành đều được hình thành dưới thời ông Kiệt và được tiếp tục hoàn thiện hơn dưới thời ông Khải. Đặc biệt, chính phủ ông Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép mẹ, giấy phép con. Chính quyền của Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hoàn thành những vòng đàm phán gay go nhất trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, để lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một nền kinh tế đang tăng trưởng trên 8%, lạm phát chỉ hơn 6% và một Việt Nam có vị thế khá cao trên trường quốc tế.
Thật khó để gạch ra vài đầu dòng để nói về đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu nhất là về mặt chính sách. Nhưng, khác với những người tiền nhiệm của mình, Nguyễn Tấn Dũng đang có cả một nhiệm kỳ trước mắt. Đây có thể là cơ hội cuối cùng và cũng có thể là cơ hội bắt đầu để ông tiếp tục nắm quyền với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước.
Chính trị là “nghệ thuật của những điều có thể”. Có rất nhiều điều chúng ta muốn làm cho đất nước nhưng chúng ta không có quyền. Có rất nhiều điều có thể ông Dũng cũng muốn làm, nhưng thế và lực cũng không cho phép. Với năng lực của cá nhân Thủ tướng và đội ngũ cố vấn hiện thời, Chính phủ chưa nên ban hành chính sách gì mới. Việc đầu tiên, trong phạm vi quyền Hiến định của mình, Chính phủ nên sắp xếp lại các cơ quan chính phủ theo hướng tách bạch chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.
Năm 2006, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một trạng thái tinh thần lãng mạn, đã lập ra một nhóm nghiên cứu giúp ông Nguyễn Thiện Nhân cải cách giáo dục. Khi đó, tôi đề nghị, ông Nhân thay vì đưa ra chính sách, trước hết phải sắp xếp lại bộ máy của Bộ Giáo dục theo hướng: lập các vụ, chỉ tham mưu chính sách cho bộ trưởng; lập các cục, chỉ thi hành hành chính công vụ. Không thể đòi hỏi các vụ của ông giảm bớt các thủ tục và thôi can thiệp vào công việc của các nhà trường khi chính họ là người hưởng lợi từ việc duy trì những thủ tục không cần thiết ấy. Nhưng, thay vì thao tác như một bộ trưởng ông Nhân đã làm phong trào “hai không” như một cán bộ đoàn.Khi đã tách bạch hai chức năng này thì chỉ rất ít bộ còn các cục vì chức năng hành chính công vụ sẽ được giao cho địa phương. Bộ trưởng chỉ làm vai trò chủ yếu là hành pháp chính trị. Mỗi bộ có thể sẽ có một ông thứ trưởng chuyên nghiệp, một nhà kỹ trị đúng nghĩa, trông coi phần hành chánh công vụ thuộc ngành mình và chỉ ra tay khi có một cấp nào đó hiểu sai chính sách và chỉ hướng dẫn lại để các địa phương hiểu đúng về thủ tục và chính sách.
Tách bạch như vậy, chính phủ chỉ còn quan tâm tới việc hình thành những hành lang pháp lý sao cho người dân dễ thở, kinh tế phát triển: sáp nhập Thủ đô thì không nghĩ đến các dự án đất đai của đàn em; bãi bỏ thi cử thì không sợ mất khoản phần trăm từ việc in ấn đề thi… Những người chạy chức bộ trưởng sẽ không dám bỏ tiền triệu ra vì mai mốt không thể bán giấy phép mà thu hồi vốn. Và, Hà Nội đất chật sẽ không còn tấp nập xe cộ vào những khi lễ, tết vì chẳng ai còn có nhu cầu biếu quà.
Việc thứ hai, nhân sửa đổi Hiến pháp, nên áp dụng chế độ đa sở hữu đối với đất đai. Đây là một vấn đề mà khi soạn thảo Hiến pháp 1992, Chính phủ Võ Văn Kiệt đã muốn làm nhưng điều kiện chính trị chưa chín muồi như bây giờ. Chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân chỉ mới được đưa vào Hiến pháp 1980 trong một hoàn cảnh mà ngay chính những người soạn thảo cũng không hiểu hết hệ lụy của nó. Khi trình dự thảo hiến pháp 1980, Chủ tịch Ủy Ban sửa đổi Hiến pháp Trường Chinh đề nghị áp dụng 5 hình thức sở hữu đối với đất đai. Nhưng, khi họp Trung ương, Tổng Bí thư Lê Duẩn có một bài phát biểu riêng về việc lấy tư tưởng “làm chủ tập thể” làm trung tâm. Sau khi phân tích “đạo lý của việc áp dụng phương thức sở hữu toàn dân đối với đất đai”, ông Lê Duẩn cho rằng tinh thần của Hiến pháp 1980 phải dựa trên ba yếu tố: làm chủ tập thể, chuyên chính vô sản và sở hữu toàn dân. Cả chuyên chính vô sản và làm chủ tập thể đã gãy và cái kiềng ba chân ấy chỉ còn cái chân sở hữu toàn dân cà nhắc.
Không chỉ lỗi thời về mặt lý luận, việc không tách bạch các hình thức sở hữu đất công, đất tư đã dẫn đến sự lúng túng trong việc ban hành các chính sách liên quan đến thuế và thu tiền sử dụng đất. Việc các chính quyền địa phương bị thao túng bởi các doanh nghiệp, tiếp tay cho họ cướp đất, đang là mầm mống của những vụ gây bất ổn về chính trị. Có lẽ chính quyền cũng nên biết xấu hổ khi người dân ở các vùng đất chống Mỹ như Bến Tre, Long An… giờ đây khi bị mất đất thay vì cậy đến chính quyền mà họ đã đổ máu để lập nên đã phải khăn gói đến cầu xin trợ giúp trước các cơ quan ngoại giao của Mỹ.
Có một việc mà cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đều chưa làm được là cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tiến tới dẹp bỏ kinh tế quốc doanh. Nhu cầu để quốc doanh “chết” xuất hiện từ cuối năm 1989 khi Chính phủ Đỗ Mười chống lạm phát thành công bằng cách áp dụng lãi suất tín dụng theo nguyên tắc kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh. Chính sách này đã làm cho nền kinh tế mạnh lên nhưng đồng thời đã đặt các doanh nghiệp quốc doanh trước nguy cơ phá sản. Ông Mười bị Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phê phán đã định quay lại chính sách bao cấp nhưng, trước sự can gián của những nhà cố vấn dũng cảm như Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Lê Đức Thúy, Nguyễn Văn Nam… ông đã chỉ lùi một bước: ném cái phao tín dụng để cứu quốc doanh. Kinh tế quốc doanh vì thế đã tiếp tục được bú bầu sữa từ độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền các thương quyền, đến được ưu đãi hơn về tín dụng.
Việt Nam, xét về bản chất, không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng. Trong thâm sâu, những người đồng nhiệm của ông Dũng không còn coi ý thức hệ là kim chỉ nam cho dù độc đảng vẫn là lẽ sinh tồn của họ. Nếu ông Dũng đòi xét lại định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cũng sẽ bị tiêu diệt. Các đối thủ của ông sẽ chống ông không vì niềm tin mà vì đấy là công cụ tấn công mà không ai dám cãi. Nhưng, với tư cách Thủ tướng, ông Dũng có thể thuyết phục các đồng chí của mình: Giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thay vì lấy quốc doanh là chủ đạo thì phải chọn hiệu quả của nền kinh tế làm chủ đạo.
Năm 2005, năm trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, khu vực quốc doanh tuy nắm 54,9% tổng số vốn sản xuất kinh doanh, 51% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhưng chỉ tạo ra 38,8% doanh thu; Trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 25% vốn sản xuất kinh doanh, 20,6% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chánh dài hạn nhưng đã tạo ra mức doanh thu chiếm 39,5%. Thế nhưng, năm 2006, thành phần kinh doanh kém hiệu quả này vẫn được ưu tiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của nhà nước và 60% tín dụng ngân hàng trong nước và 70% vốn vay từ nước ngoài. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, chưa bao giờ khu vực kinh tế quốc doanh được coi là một khu vực kinh doanh hiệu quả. Không thể có cái gọi là chủ nghĩa xã hội như đức tin của một số người nếu những anh nắm nhiều nhất tài nguyên và vốn liếng quốc gia lại làm ra tiền ít nhất.
Tất nhiên, nếu ông Dũng muốn, việc thực hiện những điều tối thiểu này cũng không phải dễ dàng. Một nội các mà một số thành viên của nó đã phải chi phí rất nhiều để ngồi vào không thể sẵn sàng chia tay với quyền cấp từng tờ giấy phép. Nhưng, cũng như “Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo”, đã lên tới đó thì đừng nghĩ tới mục tiêu kiếm chác. Thủ tướng cũng cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Đối với một dòng họ có một người ngồi trên ghế Thủ tướng tới hai nhiệm kỳ thì điều đáng tự hào là những gì người đó đã làm chứ không phải là lượng đất đai, cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình nắm được.
Viết đến đây thì nhận được tin tòa y án đối với Cù Huy Hà Vũ. Như vậy, không chỉ những người giúp việc viết diễn văn, các cố vấn chính trị của Thủ tướng cũng vẫn mang những tư duy cũ. Tiểu khí vẫn bị đánh thức. Thay vì, sau những nỗ lực sinh tử để thâu tóm quyền hành, bậc anh hùng phải bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách mở lòng đại xá. Hy vọng, sau khi Quốc hội phê chuẩn nội các, Thủ tướng sẽ có những người giúp việc hiểu được vai trò lịch sử của ông hơn.
Huy Đức
Nguồn Blog Quê Choa
http://quechoa.info
Định xếp trang báo lại coi như nó chẳng liên can gì tới mình, nhưng anh bạn café cùng bàn thở dài, “sợ đến cuối nhiệm kỳ, tô phở tăng giá lên mấy trăm”! Nhớ cái Tết 2006, mấy tháng trước khi ông nhậm chức, tô phở 15.000 đồng đã bị báo chí la làng. Bây giờ tô phở cùng loại đã là 50.000 đồng. Khi ông lên, ký thịt gà loại thả vườn cũng chỉ mới 28.000 đồng, ký heo nạc mới 38.000 đồng… Như tôi đã từng phân tích, do những chính sách về tài chính, ngân hàng của ông mà khủng khoảng kinh tế của Việt Nam xảy ra từ tháng 3-2008 trong khi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu có ảnh hưởng cũng chỉ có thể lan tới Việt Nam sớm nhất là tháng 12-2008.
Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…?”. Thấy ông chưa thực sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những kẻ, cho dù thuộc hàng chăn trâu cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân lên. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc”. Tất nhiên, để được lịch sử ghi nhận công lao thì khó hơn chia phần trăm và nhận bao thơ.
Trong cái chính thể do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất. Thời ông Phạm Văn Đồng, danh sách nội các thường chỉ được bên ông Lê Đức Thọ chuyển sang không lâu trước khi ông đọc trước Quốc hội. Ông Đồng là người trọng chữ nghĩa, nên ông thường yêu cầu bên ông Thọ cho ông thời gian để sửa những câu trong tờ trình bị viết sai chính tả, ngữ pháp. Ông Đồng thừa nhận ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng làm được nhiều việc nhất.
Thời ông Kiệt, tuy không có “tam quyền phân lập” nhưng lại có “tam nhân phân quyền”. Ông Kiệt cũng chịu chế ước rất nhiều bởi những người đồng nhiệm như Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Khi ông Kiệt đang đẩy nhanh tiến độ công trình đường điện 500 kv, tư lệnh công trình của ông, Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bị xử tù 3 năm. Năm 1995, ông Kiệt viết thư yêu cầu cải cách chính trị, liền sau đó, ông Nguyễn Trung, trợ lý của ông, người chấp bút “thư gửi Bộ Chính trị” đã bị áp lực tới mức phải ra đi, còn ông Hà Sỹ Phu, người tàng trữ một bản sao bức thư, thì bị bắt.
Trong tình hình ấy, Chính phủ ông Kiệt vẫn hoàn thành một khối lượng lớn công việc, xây dựng được những bộ luật làm nền tảng pháp lý cho nền kinh tế thị trường vận hành. Và, đặc biệt, dù bị cản trở rất nhiều, vẫn đưa Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với EU và với những quốc gia một thời bị coi là kẻ thù như Đại Hàn, như Mỹ… Người kế vị ông, ông Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.
Khi ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, người ta sốt ruột bởi nhịp độ cải cách chậm đi so với người tiền nhiệm. Nhưng, như ông Kiệt nhận xét: “Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”. Ông Khải không có những tuyên bố làm nức lòng dân bởi ông không phải là một nhà chính trị. Nhưng nhờ là một nhà kỹ trị, ngay từ khi làm phó cho ông Kiệt, ông Khải đã tham gia hình thành chính sách như một kiến trúc sư.
Gần như toàn bộ các thiết chế pháp lý mà nền kinh tế đang vận hành đều được hình thành dưới thời ông Kiệt và được tiếp tục hoàn thiện hơn dưới thời ông Khải. Đặc biệt, chính phủ ông Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép mẹ, giấy phép con. Chính quyền của Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hoàn thành những vòng đàm phán gay go nhất trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, để lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một nền kinh tế đang tăng trưởng trên 8%, lạm phát chỉ hơn 6% và một Việt Nam có vị thế khá cao trên trường quốc tế.
Thật khó để gạch ra vài đầu dòng để nói về đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu nhất là về mặt chính sách. Nhưng, khác với những người tiền nhiệm của mình, Nguyễn Tấn Dũng đang có cả một nhiệm kỳ trước mắt. Đây có thể là cơ hội cuối cùng và cũng có thể là cơ hội bắt đầu để ông tiếp tục nắm quyền với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước.
Chính trị là “nghệ thuật của những điều có thể”. Có rất nhiều điều chúng ta muốn làm cho đất nước nhưng chúng ta không có quyền. Có rất nhiều điều có thể ông Dũng cũng muốn làm, nhưng thế và lực cũng không cho phép. Với năng lực của cá nhân Thủ tướng và đội ngũ cố vấn hiện thời, Chính phủ chưa nên ban hành chính sách gì mới. Việc đầu tiên, trong phạm vi quyền Hiến định của mình, Chính phủ nên sắp xếp lại các cơ quan chính phủ theo hướng tách bạch chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.
Năm 2006, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một trạng thái tinh thần lãng mạn, đã lập ra một nhóm nghiên cứu giúp ông Nguyễn Thiện Nhân cải cách giáo dục. Khi đó, tôi đề nghị, ông Nhân thay vì đưa ra chính sách, trước hết phải sắp xếp lại bộ máy của Bộ Giáo dục theo hướng: lập các vụ, chỉ tham mưu chính sách cho bộ trưởng; lập các cục, chỉ thi hành hành chính công vụ. Không thể đòi hỏi các vụ của ông giảm bớt các thủ tục và thôi can thiệp vào công việc của các nhà trường khi chính họ là người hưởng lợi từ việc duy trì những thủ tục không cần thiết ấy. Nhưng, thay vì thao tác như một bộ trưởng ông Nhân đã làm phong trào “hai không” như một cán bộ đoàn.Khi đã tách bạch hai chức năng này thì chỉ rất ít bộ còn các cục vì chức năng hành chính công vụ sẽ được giao cho địa phương. Bộ trưởng chỉ làm vai trò chủ yếu là hành pháp chính trị. Mỗi bộ có thể sẽ có một ông thứ trưởng chuyên nghiệp, một nhà kỹ trị đúng nghĩa, trông coi phần hành chánh công vụ thuộc ngành mình và chỉ ra tay khi có một cấp nào đó hiểu sai chính sách và chỉ hướng dẫn lại để các địa phương hiểu đúng về thủ tục và chính sách.
Tách bạch như vậy, chính phủ chỉ còn quan tâm tới việc hình thành những hành lang pháp lý sao cho người dân dễ thở, kinh tế phát triển: sáp nhập Thủ đô thì không nghĩ đến các dự án đất đai của đàn em; bãi bỏ thi cử thì không sợ mất khoản phần trăm từ việc in ấn đề thi… Những người chạy chức bộ trưởng sẽ không dám bỏ tiền triệu ra vì mai mốt không thể bán giấy phép mà thu hồi vốn. Và, Hà Nội đất chật sẽ không còn tấp nập xe cộ vào những khi lễ, tết vì chẳng ai còn có nhu cầu biếu quà.
Việc thứ hai, nhân sửa đổi Hiến pháp, nên áp dụng chế độ đa sở hữu đối với đất đai. Đây là một vấn đề mà khi soạn thảo Hiến pháp 1992, Chính phủ Võ Văn Kiệt đã muốn làm nhưng điều kiện chính trị chưa chín muồi như bây giờ. Chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân chỉ mới được đưa vào Hiến pháp 1980 trong một hoàn cảnh mà ngay chính những người soạn thảo cũng không hiểu hết hệ lụy của nó. Khi trình dự thảo hiến pháp 1980, Chủ tịch Ủy Ban sửa đổi Hiến pháp Trường Chinh đề nghị áp dụng 5 hình thức sở hữu đối với đất đai. Nhưng, khi họp Trung ương, Tổng Bí thư Lê Duẩn có một bài phát biểu riêng về việc lấy tư tưởng “làm chủ tập thể” làm trung tâm. Sau khi phân tích “đạo lý của việc áp dụng phương thức sở hữu toàn dân đối với đất đai”, ông Lê Duẩn cho rằng tinh thần của Hiến pháp 1980 phải dựa trên ba yếu tố: làm chủ tập thể, chuyên chính vô sản và sở hữu toàn dân. Cả chuyên chính vô sản và làm chủ tập thể đã gãy và cái kiềng ba chân ấy chỉ còn cái chân sở hữu toàn dân cà nhắc.
Không chỉ lỗi thời về mặt lý luận, việc không tách bạch các hình thức sở hữu đất công, đất tư đã dẫn đến sự lúng túng trong việc ban hành các chính sách liên quan đến thuế và thu tiền sử dụng đất. Việc các chính quyền địa phương bị thao túng bởi các doanh nghiệp, tiếp tay cho họ cướp đất, đang là mầm mống của những vụ gây bất ổn về chính trị. Có lẽ chính quyền cũng nên biết xấu hổ khi người dân ở các vùng đất chống Mỹ như Bến Tre, Long An… giờ đây khi bị mất đất thay vì cậy đến chính quyền mà họ đã đổ máu để lập nên đã phải khăn gói đến cầu xin trợ giúp trước các cơ quan ngoại giao của Mỹ.
Có một việc mà cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đều chưa làm được là cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tiến tới dẹp bỏ kinh tế quốc doanh. Nhu cầu để quốc doanh “chết” xuất hiện từ cuối năm 1989 khi Chính phủ Đỗ Mười chống lạm phát thành công bằng cách áp dụng lãi suất tín dụng theo nguyên tắc kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh. Chính sách này đã làm cho nền kinh tế mạnh lên nhưng đồng thời đã đặt các doanh nghiệp quốc doanh trước nguy cơ phá sản. Ông Mười bị Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phê phán đã định quay lại chính sách bao cấp nhưng, trước sự can gián của những nhà cố vấn dũng cảm như Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Lê Đức Thúy, Nguyễn Văn Nam… ông đã chỉ lùi một bước: ném cái phao tín dụng để cứu quốc doanh. Kinh tế quốc doanh vì thế đã tiếp tục được bú bầu sữa từ độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền các thương quyền, đến được ưu đãi hơn về tín dụng.
Việt Nam, xét về bản chất, không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng. Trong thâm sâu, những người đồng nhiệm của ông Dũng không còn coi ý thức hệ là kim chỉ nam cho dù độc đảng vẫn là lẽ sinh tồn của họ. Nếu ông Dũng đòi xét lại định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cũng sẽ bị tiêu diệt. Các đối thủ của ông sẽ chống ông không vì niềm tin mà vì đấy là công cụ tấn công mà không ai dám cãi. Nhưng, với tư cách Thủ tướng, ông Dũng có thể thuyết phục các đồng chí của mình: Giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thay vì lấy quốc doanh là chủ đạo thì phải chọn hiệu quả của nền kinh tế làm chủ đạo.
Năm 2005, năm trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, khu vực quốc doanh tuy nắm 54,9% tổng số vốn sản xuất kinh doanh, 51% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhưng chỉ tạo ra 38,8% doanh thu; Trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 25% vốn sản xuất kinh doanh, 20,6% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chánh dài hạn nhưng đã tạo ra mức doanh thu chiếm 39,5%. Thế nhưng, năm 2006, thành phần kinh doanh kém hiệu quả này vẫn được ưu tiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của nhà nước và 60% tín dụng ngân hàng trong nước và 70% vốn vay từ nước ngoài. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, chưa bao giờ khu vực kinh tế quốc doanh được coi là một khu vực kinh doanh hiệu quả. Không thể có cái gọi là chủ nghĩa xã hội như đức tin của một số người nếu những anh nắm nhiều nhất tài nguyên và vốn liếng quốc gia lại làm ra tiền ít nhất.
Tất nhiên, nếu ông Dũng muốn, việc thực hiện những điều tối thiểu này cũng không phải dễ dàng. Một nội các mà một số thành viên của nó đã phải chi phí rất nhiều để ngồi vào không thể sẵn sàng chia tay với quyền cấp từng tờ giấy phép. Nhưng, cũng như “Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo”, đã lên tới đó thì đừng nghĩ tới mục tiêu kiếm chác. Thủ tướng cũng cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Đối với một dòng họ có một người ngồi trên ghế Thủ tướng tới hai nhiệm kỳ thì điều đáng tự hào là những gì người đó đã làm chứ không phải là lượng đất đai, cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình nắm được.
Viết đến đây thì nhận được tin tòa y án đối với Cù Huy Hà Vũ. Như vậy, không chỉ những người giúp việc viết diễn văn, các cố vấn chính trị của Thủ tướng cũng vẫn mang những tư duy cũ. Tiểu khí vẫn bị đánh thức. Thay vì, sau những nỗ lực sinh tử để thâu tóm quyền hành, bậc anh hùng phải bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách mở lòng đại xá. Hy vọng, sau khi Quốc hội phê chuẩn nội các, Thủ tướng sẽ có những người giúp việc hiểu được vai trò lịch sử của ông hơn.
Huy Đức
Nguồn Blog Quê Choa
http://quechoa.info
Wednesday, July 27, 2011
Phương pháp thuyết phục nào để buộc ĐCSVN tự đưa tay vả vào mồm?
Chúng tôi là bạn đọc thường xuyên của Dân Làm Báo, Dân Luận, Đàn Chim Việt…, nhờ các phần mềm thống kê đọc giả như Flagcounter, Clustrmaps … mà các trang báo này cài trên trang chính mà mọi đọc giả đều có thể biết được số lượng đọc giả và từ quốc gia nào mà các đọc giả này đả truy cập tờ báo.
Hầu hết các bài viết của các tờ báo trên đều xoay quanh các chủ đề chính trị, xã hội, pháp luật, văn hóa… Vì không bị chi phối bởi và kiểm soát và kiểm duyệt bởi bất kỳ thế lực chính trị hoặc nhà cầm quyền nào cho nên nội dung các tờ báo trên tương đối phong phú đa dạng và khách quan cho nên ngày càng được sư tín nhiệm của đọc giả người Việt từ khấp nơi trên thế giới.
Trong số các tờ báo kể trên chúng tôi cũng rất mừng khi thấy tờ Dân Làm Báo nay có hơn 3 triệu đọc giả truy cập (trong đó hơn 2.38 triệu người từ trong nước) và ngày càng có thêm nhiều cộng tác viên đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của tờ báo này. Những con số trên cho chúng ta thấy rằng ĐCSVN bằng bất kỳ phương pháp gì cũng không thể bịt mắt và bịt tai mãi được người dân Việt Nam được trong kỹ nguyên thông tin toàn cầu này.
Với số lượng đọc giả rất đáng kể, các báo uy tín trên nếu sử dụng các công cụ thăm dò ý kiến trên Internet như (Poll Daddy, Micro Poll, Proprofs Polls…) để thăm dò ý kiến của hàng triệu bạn đọc của các các tờ báo trên về các vấn đề hệ trọng có thể ảnh hưỡng đến tiền đồ và sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam. Kết quả của các chương trình thăm dò với trên hàng triệu đọc giả có thể làm bằng chứng thuyết phục để buộc ĐCSVN tự đưa tay vả vào mồm đối với những nhận định không cơ sở cũng như những lập luận dối trá của ĐCSVN.
Một trong những vấn hệ trọng đã làm rất nhiều người Việt Nam yêu nước quan tâm là không qua trưng cầu ý kiến của gần 90 triệu người Việt Nam, để thâu tóm quyền lực trong tay một nhóm lợi ích nhỏ đã ngông cuồng tự tiện đưa Điều 4 vào trong Hiến Pháp Việt Nam:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Để biết được ý kiến của những quý vị đọc giả có phù hợp với vai trò mà ĐCSVN đã “tự phong”, chúng tôi xin trưng cầu ý kiến và mong nhận được trả lời của quý đọc giả qua câu hỏi sau đây:
ĐCSVN còn được chánh danh lãnh đạo Nước Việt Nam hay không?
Chúng tôi hy vọng rằng những tờ báo có số lượng đọc giả đông đảo phối hợp nhau tổ chức những cuộc thăm dò đối với những vấn đề hệ trọng khác ảnh hưởng đến sự tồn vong và tiền đồ của Việt Nam. Mong rằng đọc giả người Việt của các tờ báo trên không phân biệt tuổi tác, chính kiến, tôn giáo, hảy đồng tâm hợp lực hưởng ứng và nghiêm chỉnh và thẳng thắn trả lời các vấn đề thăm dò của các tờ báo trên đối với các vấn đề hệ trọng mà các báo đưa ra để trưng cầu quý đọc giả.
Kết quả của những cuộc thăm dò đó sẽ công khai và sẽ rất thuyết phục để “biểu kiến” những vấn đề trọng đại như vấn đề Hoàng Sa Trường Sa, để hỗ trợ khí thế của các cuộc “biểu tình” của những người yêu nước tại Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Với số lượng nguời đọc đáng kể, bằng phương pháp “biểu kiến” kể trên , chúng ta chứng minh cho các nhà yêu nước rằng họ không đơn độc trong việc đấu tranh để họ không cảm thấy lẽ loi.
Hãy buộc ĐCSVN tự đưa tay tự vả mồm khi họ tuyên truyền láo khoét, hoặc ngông cuồng tuyên bố nhưng vấn đề không phù hợp với khát vọng của người dân Việt Nam như: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Hy vọng rằng với những kết quả thống kê có thể kiểm chứng và bằng các phương pháp suy luận trong thống kê và thăm dò, sinh viên, trí thức sẽ có những số liệu để chứng minh cho cả dân tộc và thế giới biết được bản chất gian xảo của ĐCSVN để chúng ta sẽ không thể tiếp tục:
1) Để một tên Đinh Thế Huynh lếu láo và lạm quyền mà nhân danh gần 90 triệu dân Việt Nam tuyên bố rằng “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng”;
2) Để ĐCSVN tiếp tục lừa cả thế giới mà nói rằng thiên đường XHCN là khát vọng của dân tộc Việt Nam trong khi thực tế người dân trong nước trong hơn 30 năm đã sống đày đọa trong một Xã Hội Chết Nghèo, Chết Ngu, Chết Nhát và Chết Nhục Việt Nam.
Hoàng Diệu
Hầu hết các bài viết của các tờ báo trên đều xoay quanh các chủ đề chính trị, xã hội, pháp luật, văn hóa… Vì không bị chi phối bởi và kiểm soát và kiểm duyệt bởi bất kỳ thế lực chính trị hoặc nhà cầm quyền nào cho nên nội dung các tờ báo trên tương đối phong phú đa dạng và khách quan cho nên ngày càng được sư tín nhiệm của đọc giả người Việt từ khấp nơi trên thế giới.
Trong số các tờ báo kể trên chúng tôi cũng rất mừng khi thấy tờ Dân Làm Báo nay có hơn 3 triệu đọc giả truy cập (trong đó hơn 2.38 triệu người từ trong nước) và ngày càng có thêm nhiều cộng tác viên đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của tờ báo này. Những con số trên cho chúng ta thấy rằng ĐCSVN bằng bất kỳ phương pháp gì cũng không thể bịt mắt và bịt tai mãi được người dân Việt Nam được trong kỹ nguyên thông tin toàn cầu này.
Với số lượng đọc giả rất đáng kể, các báo uy tín trên nếu sử dụng các công cụ thăm dò ý kiến trên Internet như (Poll Daddy, Micro Poll, Proprofs Polls…) để thăm dò ý kiến của hàng triệu bạn đọc của các các tờ báo trên về các vấn đề hệ trọng có thể ảnh hưỡng đến tiền đồ và sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam. Kết quả của các chương trình thăm dò với trên hàng triệu đọc giả có thể làm bằng chứng thuyết phục để buộc ĐCSVN tự đưa tay vả vào mồm đối với những nhận định không cơ sở cũng như những lập luận dối trá của ĐCSVN.
Một trong những vấn hệ trọng đã làm rất nhiều người Việt Nam yêu nước quan tâm là không qua trưng cầu ý kiến của gần 90 triệu người Việt Nam, để thâu tóm quyền lực trong tay một nhóm lợi ích nhỏ đã ngông cuồng tự tiện đưa Điều 4 vào trong Hiến Pháp Việt Nam:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Để biết được ý kiến của những quý vị đọc giả có phù hợp với vai trò mà ĐCSVN đã “tự phong”, chúng tôi xin trưng cầu ý kiến và mong nhận được trả lời của quý đọc giả qua câu hỏi sau đây:
ĐCSVN còn được chánh danh lãnh đạo Nước Việt Nam hay không?
Chúng tôi hy vọng rằng những tờ báo có số lượng đọc giả đông đảo phối hợp nhau tổ chức những cuộc thăm dò đối với những vấn đề hệ trọng khác ảnh hưởng đến sự tồn vong và tiền đồ của Việt Nam. Mong rằng đọc giả người Việt của các tờ báo trên không phân biệt tuổi tác, chính kiến, tôn giáo, hảy đồng tâm hợp lực hưởng ứng và nghiêm chỉnh và thẳng thắn trả lời các vấn đề thăm dò của các tờ báo trên đối với các vấn đề hệ trọng mà các báo đưa ra để trưng cầu quý đọc giả.
Kết quả của những cuộc thăm dò đó sẽ công khai và sẽ rất thuyết phục để “biểu kiến” những vấn đề trọng đại như vấn đề Hoàng Sa Trường Sa, để hỗ trợ khí thế của các cuộc “biểu tình” của những người yêu nước tại Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Với số lượng nguời đọc đáng kể, bằng phương pháp “biểu kiến” kể trên , chúng ta chứng minh cho các nhà yêu nước rằng họ không đơn độc trong việc đấu tranh để họ không cảm thấy lẽ loi.
Hãy buộc ĐCSVN tự đưa tay tự vả mồm khi họ tuyên truyền láo khoét, hoặc ngông cuồng tuyên bố nhưng vấn đề không phù hợp với khát vọng của người dân Việt Nam như: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Hy vọng rằng với những kết quả thống kê có thể kiểm chứng và bằng các phương pháp suy luận trong thống kê và thăm dò, sinh viên, trí thức sẽ có những số liệu để chứng minh cho cả dân tộc và thế giới biết được bản chất gian xảo của ĐCSVN để chúng ta sẽ không thể tiếp tục:
1) Để một tên Đinh Thế Huynh lếu láo và lạm quyền mà nhân danh gần 90 triệu dân Việt Nam tuyên bố rằng “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng”;
2) Để ĐCSVN tiếp tục lừa cả thế giới mà nói rằng thiên đường XHCN là khát vọng của dân tộc Việt Nam trong khi thực tế người dân trong nước trong hơn 30 năm đã sống đày đọa trong một Xã Hội Chết Nghèo, Chết Ngu, Chết Nhát và Chết Nhục Việt Nam.
Hoàng Diệu
Wednesday, July 20, 2011
Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.
Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.
Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Nhóm PV Biển Đông
Theo Báo Đại Đoàn kết
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=34740&Style=1
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.
Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.
Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Nhóm PV Biển Đông
Theo Báo Đại Đoàn kết
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=34740&Style=1
Thursday, July 14, 2011
Đảo của VNCH, nguyên tắc estoppel và công hàm của TT Đồng
Mình kể câu chuyện này cho mọi người nghe. Ở xóm kia có 3 người láng giềng. Ở giữa là Đồng. Một bên Đồng là Nam. Bên kia là Trung. Nhà Nam có cái xe. Xưa nay Đồng biết xe đó là của Nam. Đồng cũng ước ao một ngày nào đó chiếc xe đó trở thành của mình.
Một hôm, Trung tới gõ cửa nhà Đồng. Trung bảo Đồng, “Cái xe kia kìa, từ nay nó là của tao, nhá.” Đồng ừ. Cũng có thể trong bụng Đồng nghĩ là nó không (hay chưa) phải của mình, mình nói gì mà chả được.
Hôm sau, Trung qua nhà Nam, đấm Nam gãy quai hàm, rồi cướp xe mang về nhà.
Hôm sau nữa, Đồng cưới con gái Nam. Cô này là con một Nam, cô có cái tên rất dài, là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Rồi Đồng bỏ thuốc độc cho Nam chết. (Luật xóm này bỏ thuốc độc bố vợ không bị phạt.) Tài sản Nam, trở thành của vợ chồng Đồng.
Nam đã chết, Đồng xông qua nhà Trung, đòi cái xe lại. Đồng bảo Trung, “Xe đó trước của Nam, bây giờ Nam chết, nó là của tao.“
Trung cãi, “Hôm nọ mày ừ rồi.” Đồng không chịu. Đồng bảo Đồng có chứng cứ lịch sử.
* * * *
Về công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng, có một luồng lập luận giải thích cách để rút hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa ra ngoài tầm của sự “ghi nhận,” “tán thành,” và “tôn trọng” trong công hàm. Lập luận đó khá dễ hiểu, như sau:
* Công hàm được ký năm 1958. Năm đó, ông Phạm Văn Đồng là thủ tướng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo hiệp định Giơ neo (do ông Đồng ký), có lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở lên.
* Hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nằm ở dưới vĩ tuyến 17, thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
* Vì vậy, Trường Sa Hoàng Sa không phải của chính phủ ông Đồng, làm sao ông đem cho được.
Luồng lập luận này tiếp tục với nước Việt Nam thống nhất sau 1976:
* Sau 1975, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thừa hưởng những gì từng là của Việt Nam Cộng Hòa.
* Sau thống nhất 1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thừa hưởng những gì từng là của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vậy CHXHCNVN thừa hưởng Trường Sa Hoàng Sa của VNCH xưa, và bây giờ đòi.
Đây là một lập luận rất khéo. Và nếu so sánh với câu chuyện ở trên, nó khá có lý:
Khi Trung nói “xe của tôi nhá” mà Đồng ừ, thì không thể nói Đồng bán xe hay dâng xe, vì có phải của Đồng đâu mà dâng với bán.
Nghe cũng xuôi, nhưng có cái gì đó kỳ kỳ.
Vũ Quí Hạo Nhiên
http://vqhn.wordpress.com
Một hôm, Trung tới gõ cửa nhà Đồng. Trung bảo Đồng, “Cái xe kia kìa, từ nay nó là của tao, nhá.” Đồng ừ. Cũng có thể trong bụng Đồng nghĩ là nó không (hay chưa) phải của mình, mình nói gì mà chả được.
Hôm sau, Trung qua nhà Nam, đấm Nam gãy quai hàm, rồi cướp xe mang về nhà.
Hôm sau nữa, Đồng cưới con gái Nam. Cô này là con một Nam, cô có cái tên rất dài, là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Rồi Đồng bỏ thuốc độc cho Nam chết. (Luật xóm này bỏ thuốc độc bố vợ không bị phạt.) Tài sản Nam, trở thành của vợ chồng Đồng.
Nam đã chết, Đồng xông qua nhà Trung, đòi cái xe lại. Đồng bảo Trung, “Xe đó trước của Nam, bây giờ Nam chết, nó là của tao.“
Trung cãi, “Hôm nọ mày ừ rồi.” Đồng không chịu. Đồng bảo Đồng có chứng cứ lịch sử.
* * * *
Về công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng, có một luồng lập luận giải thích cách để rút hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa ra ngoài tầm của sự “ghi nhận,” “tán thành,” và “tôn trọng” trong công hàm. Lập luận đó khá dễ hiểu, như sau:
* Công hàm được ký năm 1958. Năm đó, ông Phạm Văn Đồng là thủ tướng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo hiệp định Giơ neo (do ông Đồng ký), có lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở lên.
* Hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nằm ở dưới vĩ tuyến 17, thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
* Vì vậy, Trường Sa Hoàng Sa không phải của chính phủ ông Đồng, làm sao ông đem cho được.
Luồng lập luận này tiếp tục với nước Việt Nam thống nhất sau 1976:
* Sau 1975, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thừa hưởng những gì từng là của Việt Nam Cộng Hòa.
* Sau thống nhất 1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thừa hưởng những gì từng là của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vậy CHXHCNVN thừa hưởng Trường Sa Hoàng Sa của VNCH xưa, và bây giờ đòi.
Đây là một lập luận rất khéo. Và nếu so sánh với câu chuyện ở trên, nó khá có lý:
Khi Trung nói “xe của tôi nhá” mà Đồng ừ, thì không thể nói Đồng bán xe hay dâng xe, vì có phải của Đồng đâu mà dâng với bán.
Nghe cũng xuôi, nhưng có cái gì đó kỳ kỳ.
Vũ Quí Hạo Nhiên
http://vqhn.wordpress.com
Monday, July 4, 2011
HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG ĐI ĐẾN CHIẾN TRANH ?
Ngày hôm nay, trước những biến cố dồn dập trên thế giới, từ những cuộc cách mạng tự do, dân chủ ở Trung Đông, Bắc Phi, mà có người cho rằng ít hay nhiều đều có sự giúp đỡ gián tiếp hay trực tiến của Hoa Kỳ, và có hại cho Trung Cộng, vì Trung cộng như bị chặt chân chặt tay về những cơ sở thương mại của mình mới thành lập; qua những biến cố ở biển Đông Nam Á, tới lời tuyên bố gần đây của bà Ngoại trưởng Hoa kỳ Hillary Clinton, theo đó: “ Trung cộng bắt bớ những nhà đấu tranh cho dân chủ, ngăn cấm quyền tự do, chỉ làm cản trở lịch sử và đó chỉ là hành động của một thắng hề. “ Những sự kiện đó, có người cho rằng Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ đi đến chiến tranh. Có người chủ trương ngược lại.
Chúng ta nghĩ thế nào ?
Quan niệm cho rằng Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ đi đến chiến tranh:
Có 3 nguyên do chính đưa đến sự kiện làm cho một số người quan niệm rằng nhất định có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa kỳ: Quốc gia duy nhất ngày hôm nay thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới là Trung cộng; Sự tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung cộng; và một khi kinh tế tăng trưởng thì sẽ đưa đến sự hình thành một đế quốc; Chính sách ngoại giao của Trung cộng.
Không ai chối cãi rằng ngày hôm nay quốc gia duy nhất thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới, sau khi đế quốc cộng sản Liên sô sụp đổ, đó là Trung cộng. Thêm vào đó, trục kinh tế thế giới đã chuyển sang châu Á Thái Bình Dương, mà trong kinh tế, vấn đề vận chuyển hàng hóa, đặc biệt bằng hàng hải, là một trong những khâu chính của kinh tế. Vì vậy, biển Đông Nam Á giữ vai trò quan trọng. Đó là chưa nói nó ngầm chứa dầu hỏa và những năng lượng cùng những khóang sản khác, mà quốc gia nào cũng muốn giành quyền khai thác.
Quan niệm nhất định có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng trở nên mạnh mẽ với những người lãnh đạo bảo thủ Trung cộng, còn quá bị tiêm nhiễm bới tư tưởng của Marx, cho rằng lịch sử là lịch sử của bạo động và của đấu tranh giai cấp, ở mức độ trong một quốc gia cũng như ở mức độ giữa những quốc gia với nhau. Cộng thêm, một tư tưởng xưa của người Tàu : ” Hữu nhân, tất hữu dục. Hữu dục, tất hữu tranh. Hữu tranh, tất hữu chiến.”, (Có con người là có lòng ham muốn. Có lòng ham muốn là có tranh giành. Có tranh giành là có chiến tranh).
Lý do thứ nhì, đó là sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng trong mấy thập niên nay và từ đó, cho rằng Trung cộng sẽ trở nên một đế quốc tranh giành ảnh hưởng với bất cứ đế quốc nào khác. Thực ra quan niệm: ” Có tiền thì có nanh, có vuốt “, cũng chẳng xa lạ gì với chúng ta; nhưng gần đây với nhà kinh tế Paul Kennedy, trong quyển sách mang tựa đề ” Sự Hưng vong của những đại cường quốc ” (The Rise and Fall of the great powers), đã hệ thống hóa tư tưởng này (1).
Thêm vào đó, gần đây nhất, 2 nhà nghiên cứu về Trung cộng, ông Peter Novarro và ông Greg Autry cho ra quyển sách mang tựa đề Chết dưới tay Trung Cộng, (Death bay China) (deathbychina.com) đã lên tiếng báo động rằng thế giới sẽ lâm vào tình trạng như thời Đệ Nhị thế Chiến, với Đức quốc xã.
Theo hai ông: ” Hòa bình, thịnh vượng và sức khỏe thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: Một đảng cộng sản Tàu hùng mạnh, giầu có, tham nhũng, thối nát và tàn bạo với chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trở nên mỗi ngày một mạnh.”
Hai ông tiếp:
” Họ (Trung cộng) đang nhắm tới các chiến lược công nghiệp và tìm mọi cách để những công nghiệp này được phát triển ở Trung cộng, gây tổn hại cho các công nghiệp đó ở ngay nước Mỹ, qua những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng thị trường tiền tệ, làm hàng giả, ăn cắp tài sản trí thức; để cho môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại; bằng cách kìm hãm lương người thợ, làm cho tiêu chuẩn an toàn sức khỏe lao động ở mức độ thấp nhất, để làm cho không ai có thể cạnh tranh; và bằng cách tạo ra hàng rào ngăn cản để cho thị trường trung Cộng không có thể ai vào được.”
Lý do thứ ba, đó là đường lối ngoại giao của Trung cộng :
Mặc dầu về ngoại giao, Trung cộng không bao giờ mặt đối mặt, trực diện đương đầu với Hoa Kỳ ; nhưng trên thực tế, Trung cộng luôn luôn tìm cách xúi dục các nước đàn em, hay những tổ chức khủng bố ngầm chống Hoa Kỳ.
Người ta có thể nói đường lối ngoại giao này có từ thời cộng sản Lénine và nhất là với Staline. Những sự kiện lịch sử của Hội Nghị Yalta, mà nhiều người cho rằng đó là hội nghị chia đôi thế giới vào lúc sắp tàn Đệ Nhị Thế Chiến, giữa Rosevelt, Staline, Churchill, còn đó. Trong hội nghị, thì Staline không bao giờ tỏ ra chống đối Rosevelt, mà ngược lại còn nịnh bợ, chiều chuộng ông này ; nhưng trên thực tế thì hoàn toàn làm trái lại. Chẳng hạn như về vấn đề Ba Lan, theo nguyên tắc đã định là nước này phải có bầu cử tự do để dân có quyền chọn người lãnh đạo của mình; nhưng trên thực tế Staline đã xua quân chiếm Balan, đứng đằng sau đảng Cộng sản, nổi lên cướp chính quyền, và không bao giờ có bầu cử tự do.
Ngày hôm nay Trung cộng cũng gần như phần lớn bắt chước đường lối ngoại giao đó.
Có người còn nói, mặc dầu là cường quốc, nhưng Trung cộng không có một đường lối, một chiến lược ngoại giao nhất quán, chỉ là giật gấu, vá vai, có tính chất chống đỡ nhiều hơn.
Thật vậy, đây cũng là bị ảnh hưởng bởi quan niệm cộng sản, tất cả là do Bộ Chính trị quyết định. Hiện nay đương kim ngoại trưởng Trung cộng không có chân trong Bộ Chính trị. Vào thời xưa, của Mao trạch Đông, Đặng tiểu Bình, cũng như thời Staline, Brejnev của Liên Sô, Bộ chính trị chính chỉ là một người. Nhưng ngày hôm nay Bộ Chính trị Trung Cộng chia năm xẻ bảy, không ai có đủ uy tín và tài cán để lấy quyết định. Một thí dụ điển hình là quyết định trở lại tư tưởng Khổng Tử hay không, qua sự việc dựng tượng Khổng Tử cao 9,7 m và nặng mười mấy tấn ở quảng trường Thiên an Môn. Bỗng một hôm gần đây, tượng này bị biến đâu mất, sau đó một tuần lại trở về chỗ cũ. Có nhiều giả thuyết cắt nghĩa sự kiện này. Nhưng giả thuyết cho rằng có sự đấm đá trong Bộ Chính Trị, phe cải cách, đòi từ bỏ tư tưởng Mác Lê Mao, trở về Khổng Tử, phe bảo thủ đòi giữ vững tư tưởng cộng sản, giả thuyết này theo tôi là có lý nhất. Chứ người thường làm sao mà có thể di chuyển một bức tượng khổng lồ như vậy.
Từ đó, nhiều người dẫn lời nói của Ngô Khởi, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu, cách đây cả 2500 năm : « Phàm cái cớ khởi binh có năm : một là tranh danh, hai là tranh lợi, ba là tích ác, bốn là loạn, năm là nhân đói «, suy đoán là chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng không thể nào tránh khỏi, vì nếu chúng ta xét lịch sử cộng sản hiện đại, thì chúng ta thấy nó đúng như vậy. Chẳng hạn như khi Trung cộng dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học vào năm 1978, gần như hội đủ 5 điều kiện đó. Cũng như cộng sản Việt nam nhất định đánh vào miền Nam là cũng vậy, mặc dầu chúng cố gói ghém bằng những mỹ từ. Thêm vào đó giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ Hồ chí Minh cho tới tay em Lê Duẫn, Lê đức Thọ, còn bị lâm vào cảnh « Con nít bị Nga Tàu xúi ăn cứt gà «. Chính vì vậy mà Nixon, khi nhận xét về chiến tranh Việt Nam, ông có nói : « Trung cộng chống Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng. »
Hiện nay, có một số người ca tụng Phạm bình Minh, con trai Nguyễn cơ Thạch, cho rằng ông này có tài cán, có đủ thẩm quyền và quyết định để thương thuyết với Hoa Kỳ và ngoại quốc, vì ông là Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao.
Lầm, vì với đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là do đảng quyết định, Phạm bình Minh mới chỉ vừa trúng tuyển vào trong thành phần 200 người Ủy viên Trung Ương đảng, với địa vị là dự khuyết, chỉ được ngồi nghe chứ chưa được phát biểu (Theo nội qui của Đảng), nói chi đến lấy quyết định quan trọng về ngoại giao. Ngay cả với thời Nguyễn cơ Thạch ( tên thật là Phạm văn Cương), mặc dầu đứng thứ 7 thứ 8 trong Bộ Chính Trị (thời đó), nhưng quyết định quan trọng là từ Lê Duẫn, Lê đức Thọ. Chẳng hạn như trong cuộc hội đàm về Hiệp định Paris năm 1973, người quyết định chính là Lê đức Thọ, những người như Xuân Thủy, Trưởng Phái đoàn, Nguyễn cơ Thạch, Hà văn Lâu, Phó Trưởng Phái đoàn là chỉ để cho Lê đức Thọ sai vặt. Đấy là chưa nói đến những con người này là những con người bản chất cộng sản, ác ôn, côn đồ, tiểu nhân, khi được thời được thế thì vác mặt lên, khi không gặp thời thì « Lạy ông, lạy ngài « , qụy lụy, chứ chẳng nắm vững về tình hình cũng như chính sách và chiến lược ngoại giao của các cường quốc. Tiêu biểu là Lê đức Thọ, được chính những người cộng sản, đồng đảng của mình đặt cho biệt danh là « Anh Sáu Búa, anh Sáu Tú bà và anh Sáu Hèn « . Anh Sáu là vì đứng 6 trong Bộ Chính Trị, búa là vì chủ trương dùng búa để giết người để tiết kiệm đạn, tú bà là dùng phụ nữ để cống hiến cho Hồ chí Minh, Lê Duẫn, những người khác trong Bộ Chính trị, để mua chuộc, sau đó thì khống chế. Anh Sáu hèn, vì khi « Chiến thắng 1975 «, đang được thời, vảnh mặt lên, ra lệnh cho Đại sứ Pháp là ông Mérillon, phải rời Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ ; sau đó cần đến Pháp thì lại xuống nước, qụy lụy, năn nỉ, như việc xin vào chữa bệnh ở nhà thương Val de Grace ở Paris.
Chính vì hiện nay, ở Trung cộng và ở Việt Nam, đường lối ngoại giao là do đảng cộng sản quyết định, mà trong đó thành phần giáo điều, nhất định bám vào lý thuyết Mác Lê Mao, đã lỗi thời, thanh phần này không ít, nên có người cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng là không thể nào tránh khỏi.
Quan niệm ngược lại cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Cộng khó có thể xẩy ra.
Chiến tranh đây, chúng ta phải hiểu nghĩa như thế nào? Chiến tranh ý thức hệ? Chiến tranh kinh tế? Chiến tranh quân sự?
Nếu là chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, thì nó đã xẩy ra từ lâu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Việc Hoa kỳ thiết lập những đài phát thanh, truyền những tin tức trung thực, để phá vỡ bức màn sắt thông tin tuyên truyền lừa dối, bịp bợm dân của Trung cộng; việc Hoa Kỳ tố cáo Trung cộng đàn áp dân, vi phạm nhân quyền, thực thi chính sách diệt chủng với các dân tộc thiểu số, đối với Tây Tạng. Đó là chiến tranh ý thức hệ rồi.
Chiến tranh kinh tế : việc Trung cộng kìm lương người thợ ở mức độ thấp, làm cho hãng xưởng Hoa Kỳ ham nhân công rẻ, đổ sang đầu tư ở Trung cộng, làm cho thiếu công ăn việc làm ở Hoa Kỳ, làm thất nghiệp cao ; thêm nưã Trung cộng còn kìm giá đồng Nhân dân tệ rẻ hơn từ 15 đến 25% so với đồng $, trên giá thị trường, 2 sự kiện này làm cho hàng Trung cộng được sản xuất rẻ và dễ xuất cảng. Đấy là chưa nói tới việc làm hàng giả, sao chép trái phép, làm cho thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ thiệt hại cả trăm tỷ $ một năm. Đó chính là chiến tranh kinh tế.
Tuy nhiên từ chiến tranh ý thức hệ, kinh tế tới chiến tranh quân sự, ở mức độ đại chiến, thì quãng đường còn quá xa, vì chỉ cần 2 lý do chính sau đây:1) Cán cân quân sự giữa Hoa Kỳ và trung cộng còn quá chênh lệch, nhất là về kỹ thuật chiến tranh, về không quân và hải quân; 2) Hoa kỳ muốn khuất phục Trung cộng bằng chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, chứ không bằng quân sự, theo kiểu: ” Thứ nhất là công tâm, thứ nhì đến công lương, thứ ba mới tới công thành “( 1)
Thực vậy cán quân quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng còn quá chênh lệch. Không cần nhìn đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào ngân sách quốc phòng thì chúng ta rõ: Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ năm 2010 là 722,1 tỷ $, gấp hơn 5 lần ngân sách quốc phòng của Trung cộng là 134,5 tỷ, đứng hàng thứ nhì; sau đó là Nga với 80 tỷ; rồi tới Nhật bản với 60,6 tỷ; tới Anh ( 56,5 tỷ ;, Pháp (42,6 tỷ) và Đức (41,2 tỷ)-( Theo Le Monde – Bilan stratégique 2011).
Thực ra, trình độ quân sự, khoa học kỹ thuật của Trung cộng hiện nay còn chưa có thể sánh với Liên sô thời sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ở đây tôi không thể đi vào chi tiết ; nhưng chúng ta thấy hiện nay Trung cộng còn phải mua hàng không mẫu hạm, máy bay, tầu ngầm và nhiều võ khí khác từ Nga. Đây là một bằng cớ rõ ràng.
Không những Trung cộng về mặt quân sự nói chung, đặc biệt là hải quân, không quân và không gian còn thua xa Hoa kỳ. Đây tôi chỉ cho một con số nhỏ về không gian : Hiện nay có 800 vệ tinh không gian để quan sát, để lấy tin tức về đủ mọi mặt, như khí tượng, quan sát trái đất v.v.., tất nhiên trong đó có quân sự, riêng Hoa Kỳ đã chiếm 400 cái.
Nói như ông Reagan, thời còn cộng sản Liên Sô : « Sức mạnh quân sự Liên sô là chỉ để đàn áp, dọa dân, dọa những tay em và những nước láng giềng. » Ngày hôm nay sức mạnh quân sự của Trung cộng cũng chỉ là vậy.
Hơn thế nữa, nếu có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa Kỳ hay một quốc gia nào trong vùng, làm khuấy động biển Đông Nam Á, thì quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất về kinh tế, chính là Trung cộng :
Hiện nay ngoại thương chiếm 1/3 tổng sản lượng quốc gia Trung cộng, gần 2 000 tỷ $, trong đó gần như chỉ có ngoại thương với Hoa Kỳ là thặng dư cao với gần 200 tỷ, và thặng dư với Việt Nam khoảng 13 tỷ, vì Việt Nam nhập cảng của Trung cộng khoảng 19 tỷ, xuất cảng khoảng 6 tỷ.
Hơn thế nữa, hiện nay 80% nhiên liệu tiêu dùng bởi Trung Cộng là do con đường đi từ Trung Đông qua eo biển Malacca. Nếu có chiến tranh, biển Đông Nam Á bị khuấy động, con đường vận chuyển này bị tắc nghẽn, thì Trung cộng không còn con đường nhiên liệu nào để thay thế. Một khi nhiên liệu không có, các hãng xưởng cùng hoạt động kinh tế bị ngừng trệ, thì hậu quả thật to lớn và khó lường.
Chính vì vậy mà có giả thuyết cho rằng không có chiến tranh quân sự to lớn giữa Trung Cộng và Hoa kỳ, vì chính Trung cộng không muốn, khi tiên đoán những hậu quả của nó.
Ngay cả Hoa kỳ cũng vậy, theo thiển ý của tôi, vì nếu chúng ta xét chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh, đánh xập đế quốc cộng sản Liên sô, thì Hoa Kỳ đã áp dụng chiến lược của Tôn Tử, cũng một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu :
« Cho nên người giỏi dùng binh, đuổi quân người mà không phải chiến, hạ thành người mà không phải đánh, hủy nước người mà không phải lâu. »
Trước đó ông có nói :
« Phàm cách dùng binh, lành nước là hạng trên, vỡ nước là hạng kế ; lành quân là hạng trên, vỡ quân là hạng kém… Không đánh mà khuất phục được quân người, ấy là người giỏi trong những người giỏi. » ( Tôn Ngô Binh pháp – Thiên Mưu công – do Ngô văn Triện dịch).
Quả chiến thắng của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh là một chiến thắng to lớn. Và theo tôi nghĩ Hoa Kỳ đang sao y bản chính với Trung cộng, theo chiến lược : « Thứ nhất là công tâm, sau đến công lương, thứ ba mới tới công thành ».
Công tâm đây là dùng chiến tranh tâm lý, ý thức hệ, sau đó là dùng chiến tranh kinh tế (công lương), và đối đế mới dùng đến chiến tranh quân sự tức công thành.
Bởi lẽ đó tiên đoán có chiến tranh quân sự to lớn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng là không đúng, vì chính Hoa Kỳ cũng chưa muốn dùng đến quân sự.
Thực ra, vấn đề tiên đoán tương lai là một việc làm vô cùng khó khăn và cần có một sự thận trọng tối đa. Xưa kia, Hégel, một triết gia Đức,vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, tiên đoán tương lai, nói đến sự Tổng hợp hòa bình của lịch sử, và nhìn sự tổng hợp này qua hình ảnh của Napoléon đệ Nhất. Nhưng sau đó người ta thấy chính Napoléon đã gây bao chiến tranh, bao đau thương cho nhiều quốc gia dân tộc Âu châu, cuối cùng ông bị hạ bệ. Đồ đệ của Hégel là Karl Marx, tiên đoán sự kết thúc của lịch sử nhân loại là chế độ cộng sản.
Chúng ta thấy gì sau đó ?
Từ ngày Lénine cướp chính quyền năm 1917 cho tới khi Liên sô sụp đổ năm 1991, lịch sử nhân loại đã có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu; nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu bằng trang sử cộng sản, với 100 triệu người chết. ( Theo Stéphane Courtois và Margolin – Le Livre noire du Communisme). Và vẫn còn tiếp diễn với chế độ cộng sản Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn va Cu ba.
Nói rằng : « Nhất định có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng « là không đúng. Nhưng ngược lại, nói : « Nhất định không có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng » cũng không đúng luôn.
Là một quốc khách, một nhà làm chiến lược quân sự và ngoại giao là phải tiên đoán tất cả những khả thế có thể xẩy ra, để đối phó. Nếu có chiến tranh thì phải làm gì ? Nếu không có chiến tranh thì phải làm gì ? Cũng như một người tướng giỏi cầm quân ra trận là phải tiên đoán tất cả tình huống có thể xẩy ra. Nếu chiến thắng thì như thế nào. Nếu chiến bại thì như thế nào. Rút quân như thế nào ?
Là người Việt nam, bất cứ trong tình huống nào, trước hết chúng ta phải tranh thủ bằng mọi cách để tiến tới thể chế Dân chủ và Tự do. Vì chỉ có Dân chủ và Tự do mới có thể quy tụ nhân tâm về một mối, lãnh đạo đủ quyền uy, quốc gia đủ sức mạnh để tranh thủ lại chủ quyền, đoạt lại lãnh thổ, lãnh hải mà bọn cộng sản Việt nam đã dâng hiến cho Bắc phương.
Nguồn :Chu chi Nam
http://perso.orange.fr/chuchinam/
Chúng ta nghĩ thế nào ?
Quan niệm cho rằng Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ đi đến chiến tranh:
Có 3 nguyên do chính đưa đến sự kiện làm cho một số người quan niệm rằng nhất định có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa kỳ: Quốc gia duy nhất ngày hôm nay thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới là Trung cộng; Sự tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung cộng; và một khi kinh tế tăng trưởng thì sẽ đưa đến sự hình thành một đế quốc; Chính sách ngoại giao của Trung cộng.
Không ai chối cãi rằng ngày hôm nay quốc gia duy nhất thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới, sau khi đế quốc cộng sản Liên sô sụp đổ, đó là Trung cộng. Thêm vào đó, trục kinh tế thế giới đã chuyển sang châu Á Thái Bình Dương, mà trong kinh tế, vấn đề vận chuyển hàng hóa, đặc biệt bằng hàng hải, là một trong những khâu chính của kinh tế. Vì vậy, biển Đông Nam Á giữ vai trò quan trọng. Đó là chưa nói nó ngầm chứa dầu hỏa và những năng lượng cùng những khóang sản khác, mà quốc gia nào cũng muốn giành quyền khai thác.
Quan niệm nhất định có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng trở nên mạnh mẽ với những người lãnh đạo bảo thủ Trung cộng, còn quá bị tiêm nhiễm bới tư tưởng của Marx, cho rằng lịch sử là lịch sử của bạo động và của đấu tranh giai cấp, ở mức độ trong một quốc gia cũng như ở mức độ giữa những quốc gia với nhau. Cộng thêm, một tư tưởng xưa của người Tàu : ” Hữu nhân, tất hữu dục. Hữu dục, tất hữu tranh. Hữu tranh, tất hữu chiến.”, (Có con người là có lòng ham muốn. Có lòng ham muốn là có tranh giành. Có tranh giành là có chiến tranh).
Lý do thứ nhì, đó là sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng trong mấy thập niên nay và từ đó, cho rằng Trung cộng sẽ trở nên một đế quốc tranh giành ảnh hưởng với bất cứ đế quốc nào khác. Thực ra quan niệm: ” Có tiền thì có nanh, có vuốt “, cũng chẳng xa lạ gì với chúng ta; nhưng gần đây với nhà kinh tế Paul Kennedy, trong quyển sách mang tựa đề ” Sự Hưng vong của những đại cường quốc ” (The Rise and Fall of the great powers), đã hệ thống hóa tư tưởng này (1).
Thêm vào đó, gần đây nhất, 2 nhà nghiên cứu về Trung cộng, ông Peter Novarro và ông Greg Autry cho ra quyển sách mang tựa đề Chết dưới tay Trung Cộng, (Death bay China) (deathbychina.com) đã lên tiếng báo động rằng thế giới sẽ lâm vào tình trạng như thời Đệ Nhị thế Chiến, với Đức quốc xã.
Theo hai ông: ” Hòa bình, thịnh vượng và sức khỏe thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: Một đảng cộng sản Tàu hùng mạnh, giầu có, tham nhũng, thối nát và tàn bạo với chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trở nên mỗi ngày một mạnh.”
Hai ông tiếp:
” Họ (Trung cộng) đang nhắm tới các chiến lược công nghiệp và tìm mọi cách để những công nghiệp này được phát triển ở Trung cộng, gây tổn hại cho các công nghiệp đó ở ngay nước Mỹ, qua những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng thị trường tiền tệ, làm hàng giả, ăn cắp tài sản trí thức; để cho môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại; bằng cách kìm hãm lương người thợ, làm cho tiêu chuẩn an toàn sức khỏe lao động ở mức độ thấp nhất, để làm cho không ai có thể cạnh tranh; và bằng cách tạo ra hàng rào ngăn cản để cho thị trường trung Cộng không có thể ai vào được.”
Lý do thứ ba, đó là đường lối ngoại giao của Trung cộng :
Mặc dầu về ngoại giao, Trung cộng không bao giờ mặt đối mặt, trực diện đương đầu với Hoa Kỳ ; nhưng trên thực tế, Trung cộng luôn luôn tìm cách xúi dục các nước đàn em, hay những tổ chức khủng bố ngầm chống Hoa Kỳ.
Người ta có thể nói đường lối ngoại giao này có từ thời cộng sản Lénine và nhất là với Staline. Những sự kiện lịch sử của Hội Nghị Yalta, mà nhiều người cho rằng đó là hội nghị chia đôi thế giới vào lúc sắp tàn Đệ Nhị Thế Chiến, giữa Rosevelt, Staline, Churchill, còn đó. Trong hội nghị, thì Staline không bao giờ tỏ ra chống đối Rosevelt, mà ngược lại còn nịnh bợ, chiều chuộng ông này ; nhưng trên thực tế thì hoàn toàn làm trái lại. Chẳng hạn như về vấn đề Ba Lan, theo nguyên tắc đã định là nước này phải có bầu cử tự do để dân có quyền chọn người lãnh đạo của mình; nhưng trên thực tế Staline đã xua quân chiếm Balan, đứng đằng sau đảng Cộng sản, nổi lên cướp chính quyền, và không bao giờ có bầu cử tự do.
Ngày hôm nay Trung cộng cũng gần như phần lớn bắt chước đường lối ngoại giao đó.
Có người còn nói, mặc dầu là cường quốc, nhưng Trung cộng không có một đường lối, một chiến lược ngoại giao nhất quán, chỉ là giật gấu, vá vai, có tính chất chống đỡ nhiều hơn.
Thật vậy, đây cũng là bị ảnh hưởng bởi quan niệm cộng sản, tất cả là do Bộ Chính trị quyết định. Hiện nay đương kim ngoại trưởng Trung cộng không có chân trong Bộ Chính trị. Vào thời xưa, của Mao trạch Đông, Đặng tiểu Bình, cũng như thời Staline, Brejnev của Liên Sô, Bộ chính trị chính chỉ là một người. Nhưng ngày hôm nay Bộ Chính trị Trung Cộng chia năm xẻ bảy, không ai có đủ uy tín và tài cán để lấy quyết định. Một thí dụ điển hình là quyết định trở lại tư tưởng Khổng Tử hay không, qua sự việc dựng tượng Khổng Tử cao 9,7 m và nặng mười mấy tấn ở quảng trường Thiên an Môn. Bỗng một hôm gần đây, tượng này bị biến đâu mất, sau đó một tuần lại trở về chỗ cũ. Có nhiều giả thuyết cắt nghĩa sự kiện này. Nhưng giả thuyết cho rằng có sự đấm đá trong Bộ Chính Trị, phe cải cách, đòi từ bỏ tư tưởng Mác Lê Mao, trở về Khổng Tử, phe bảo thủ đòi giữ vững tư tưởng cộng sản, giả thuyết này theo tôi là có lý nhất. Chứ người thường làm sao mà có thể di chuyển một bức tượng khổng lồ như vậy.
Từ đó, nhiều người dẫn lời nói của Ngô Khởi, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu, cách đây cả 2500 năm : « Phàm cái cớ khởi binh có năm : một là tranh danh, hai là tranh lợi, ba là tích ác, bốn là loạn, năm là nhân đói «, suy đoán là chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng không thể nào tránh khỏi, vì nếu chúng ta xét lịch sử cộng sản hiện đại, thì chúng ta thấy nó đúng như vậy. Chẳng hạn như khi Trung cộng dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học vào năm 1978, gần như hội đủ 5 điều kiện đó. Cũng như cộng sản Việt nam nhất định đánh vào miền Nam là cũng vậy, mặc dầu chúng cố gói ghém bằng những mỹ từ. Thêm vào đó giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ Hồ chí Minh cho tới tay em Lê Duẫn, Lê đức Thọ, còn bị lâm vào cảnh « Con nít bị Nga Tàu xúi ăn cứt gà «. Chính vì vậy mà Nixon, khi nhận xét về chiến tranh Việt Nam, ông có nói : « Trung cộng chống Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng. »
Hiện nay, có một số người ca tụng Phạm bình Minh, con trai Nguyễn cơ Thạch, cho rằng ông này có tài cán, có đủ thẩm quyền và quyết định để thương thuyết với Hoa Kỳ và ngoại quốc, vì ông là Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao.
Lầm, vì với đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là do đảng quyết định, Phạm bình Minh mới chỉ vừa trúng tuyển vào trong thành phần 200 người Ủy viên Trung Ương đảng, với địa vị là dự khuyết, chỉ được ngồi nghe chứ chưa được phát biểu (Theo nội qui của Đảng), nói chi đến lấy quyết định quan trọng về ngoại giao. Ngay cả với thời Nguyễn cơ Thạch ( tên thật là Phạm văn Cương), mặc dầu đứng thứ 7 thứ 8 trong Bộ Chính Trị (thời đó), nhưng quyết định quan trọng là từ Lê Duẫn, Lê đức Thọ. Chẳng hạn như trong cuộc hội đàm về Hiệp định Paris năm 1973, người quyết định chính là Lê đức Thọ, những người như Xuân Thủy, Trưởng Phái đoàn, Nguyễn cơ Thạch, Hà văn Lâu, Phó Trưởng Phái đoàn là chỉ để cho Lê đức Thọ sai vặt. Đấy là chưa nói đến những con người này là những con người bản chất cộng sản, ác ôn, côn đồ, tiểu nhân, khi được thời được thế thì vác mặt lên, khi không gặp thời thì « Lạy ông, lạy ngài « , qụy lụy, chứ chẳng nắm vững về tình hình cũng như chính sách và chiến lược ngoại giao của các cường quốc. Tiêu biểu là Lê đức Thọ, được chính những người cộng sản, đồng đảng của mình đặt cho biệt danh là « Anh Sáu Búa, anh Sáu Tú bà và anh Sáu Hèn « . Anh Sáu là vì đứng 6 trong Bộ Chính Trị, búa là vì chủ trương dùng búa để giết người để tiết kiệm đạn, tú bà là dùng phụ nữ để cống hiến cho Hồ chí Minh, Lê Duẫn, những người khác trong Bộ Chính trị, để mua chuộc, sau đó thì khống chế. Anh Sáu hèn, vì khi « Chiến thắng 1975 «, đang được thời, vảnh mặt lên, ra lệnh cho Đại sứ Pháp là ông Mérillon, phải rời Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ ; sau đó cần đến Pháp thì lại xuống nước, qụy lụy, năn nỉ, như việc xin vào chữa bệnh ở nhà thương Val de Grace ở Paris.
Chính vì hiện nay, ở Trung cộng và ở Việt Nam, đường lối ngoại giao là do đảng cộng sản quyết định, mà trong đó thành phần giáo điều, nhất định bám vào lý thuyết Mác Lê Mao, đã lỗi thời, thanh phần này không ít, nên có người cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng là không thể nào tránh khỏi.
Quan niệm ngược lại cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Cộng khó có thể xẩy ra.
Chiến tranh đây, chúng ta phải hiểu nghĩa như thế nào? Chiến tranh ý thức hệ? Chiến tranh kinh tế? Chiến tranh quân sự?
Nếu là chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, thì nó đã xẩy ra từ lâu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Việc Hoa kỳ thiết lập những đài phát thanh, truyền những tin tức trung thực, để phá vỡ bức màn sắt thông tin tuyên truyền lừa dối, bịp bợm dân của Trung cộng; việc Hoa Kỳ tố cáo Trung cộng đàn áp dân, vi phạm nhân quyền, thực thi chính sách diệt chủng với các dân tộc thiểu số, đối với Tây Tạng. Đó là chiến tranh ý thức hệ rồi.
Chiến tranh kinh tế : việc Trung cộng kìm lương người thợ ở mức độ thấp, làm cho hãng xưởng Hoa Kỳ ham nhân công rẻ, đổ sang đầu tư ở Trung cộng, làm cho thiếu công ăn việc làm ở Hoa Kỳ, làm thất nghiệp cao ; thêm nưã Trung cộng còn kìm giá đồng Nhân dân tệ rẻ hơn từ 15 đến 25% so với đồng $, trên giá thị trường, 2 sự kiện này làm cho hàng Trung cộng được sản xuất rẻ và dễ xuất cảng. Đấy là chưa nói tới việc làm hàng giả, sao chép trái phép, làm cho thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ thiệt hại cả trăm tỷ $ một năm. Đó chính là chiến tranh kinh tế.
Tuy nhiên từ chiến tranh ý thức hệ, kinh tế tới chiến tranh quân sự, ở mức độ đại chiến, thì quãng đường còn quá xa, vì chỉ cần 2 lý do chính sau đây:1) Cán cân quân sự giữa Hoa Kỳ và trung cộng còn quá chênh lệch, nhất là về kỹ thuật chiến tranh, về không quân và hải quân; 2) Hoa kỳ muốn khuất phục Trung cộng bằng chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, chứ không bằng quân sự, theo kiểu: ” Thứ nhất là công tâm, thứ nhì đến công lương, thứ ba mới tới công thành “( 1)
Thực vậy cán quân quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng còn quá chênh lệch. Không cần nhìn đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào ngân sách quốc phòng thì chúng ta rõ: Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ năm 2010 là 722,1 tỷ $, gấp hơn 5 lần ngân sách quốc phòng của Trung cộng là 134,5 tỷ, đứng hàng thứ nhì; sau đó là Nga với 80 tỷ; rồi tới Nhật bản với 60,6 tỷ; tới Anh ( 56,5 tỷ ;, Pháp (42,6 tỷ) và Đức (41,2 tỷ)-( Theo Le Monde – Bilan stratégique 2011).
Thực ra, trình độ quân sự, khoa học kỹ thuật của Trung cộng hiện nay còn chưa có thể sánh với Liên sô thời sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ở đây tôi không thể đi vào chi tiết ; nhưng chúng ta thấy hiện nay Trung cộng còn phải mua hàng không mẫu hạm, máy bay, tầu ngầm và nhiều võ khí khác từ Nga. Đây là một bằng cớ rõ ràng.
Không những Trung cộng về mặt quân sự nói chung, đặc biệt là hải quân, không quân và không gian còn thua xa Hoa kỳ. Đây tôi chỉ cho một con số nhỏ về không gian : Hiện nay có 800 vệ tinh không gian để quan sát, để lấy tin tức về đủ mọi mặt, như khí tượng, quan sát trái đất v.v.., tất nhiên trong đó có quân sự, riêng Hoa Kỳ đã chiếm 400 cái.
Nói như ông Reagan, thời còn cộng sản Liên Sô : « Sức mạnh quân sự Liên sô là chỉ để đàn áp, dọa dân, dọa những tay em và những nước láng giềng. » Ngày hôm nay sức mạnh quân sự của Trung cộng cũng chỉ là vậy.
Hơn thế nữa, nếu có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa Kỳ hay một quốc gia nào trong vùng, làm khuấy động biển Đông Nam Á, thì quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất về kinh tế, chính là Trung cộng :
Hiện nay ngoại thương chiếm 1/3 tổng sản lượng quốc gia Trung cộng, gần 2 000 tỷ $, trong đó gần như chỉ có ngoại thương với Hoa Kỳ là thặng dư cao với gần 200 tỷ, và thặng dư với Việt Nam khoảng 13 tỷ, vì Việt Nam nhập cảng của Trung cộng khoảng 19 tỷ, xuất cảng khoảng 6 tỷ.
Hơn thế nữa, hiện nay 80% nhiên liệu tiêu dùng bởi Trung Cộng là do con đường đi từ Trung Đông qua eo biển Malacca. Nếu có chiến tranh, biển Đông Nam Á bị khuấy động, con đường vận chuyển này bị tắc nghẽn, thì Trung cộng không còn con đường nhiên liệu nào để thay thế. Một khi nhiên liệu không có, các hãng xưởng cùng hoạt động kinh tế bị ngừng trệ, thì hậu quả thật to lớn và khó lường.
Chính vì vậy mà có giả thuyết cho rằng không có chiến tranh quân sự to lớn giữa Trung Cộng và Hoa kỳ, vì chính Trung cộng không muốn, khi tiên đoán những hậu quả của nó.
Ngay cả Hoa kỳ cũng vậy, theo thiển ý của tôi, vì nếu chúng ta xét chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh, đánh xập đế quốc cộng sản Liên sô, thì Hoa Kỳ đã áp dụng chiến lược của Tôn Tử, cũng một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu :
« Cho nên người giỏi dùng binh, đuổi quân người mà không phải chiến, hạ thành người mà không phải đánh, hủy nước người mà không phải lâu. »
Trước đó ông có nói :
« Phàm cách dùng binh, lành nước là hạng trên, vỡ nước là hạng kế ; lành quân là hạng trên, vỡ quân là hạng kém… Không đánh mà khuất phục được quân người, ấy là người giỏi trong những người giỏi. » ( Tôn Ngô Binh pháp – Thiên Mưu công – do Ngô văn Triện dịch).
Quả chiến thắng của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh là một chiến thắng to lớn. Và theo tôi nghĩ Hoa Kỳ đang sao y bản chính với Trung cộng, theo chiến lược : « Thứ nhất là công tâm, sau đến công lương, thứ ba mới tới công thành ».
Công tâm đây là dùng chiến tranh tâm lý, ý thức hệ, sau đó là dùng chiến tranh kinh tế (công lương), và đối đế mới dùng đến chiến tranh quân sự tức công thành.
Bởi lẽ đó tiên đoán có chiến tranh quân sự to lớn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng là không đúng, vì chính Hoa Kỳ cũng chưa muốn dùng đến quân sự.
Thực ra, vấn đề tiên đoán tương lai là một việc làm vô cùng khó khăn và cần có một sự thận trọng tối đa. Xưa kia, Hégel, một triết gia Đức,vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, tiên đoán tương lai, nói đến sự Tổng hợp hòa bình của lịch sử, và nhìn sự tổng hợp này qua hình ảnh của Napoléon đệ Nhất. Nhưng sau đó người ta thấy chính Napoléon đã gây bao chiến tranh, bao đau thương cho nhiều quốc gia dân tộc Âu châu, cuối cùng ông bị hạ bệ. Đồ đệ của Hégel là Karl Marx, tiên đoán sự kết thúc của lịch sử nhân loại là chế độ cộng sản.
Chúng ta thấy gì sau đó ?
Từ ngày Lénine cướp chính quyền năm 1917 cho tới khi Liên sô sụp đổ năm 1991, lịch sử nhân loại đã có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu; nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu bằng trang sử cộng sản, với 100 triệu người chết. ( Theo Stéphane Courtois và Margolin – Le Livre noire du Communisme). Và vẫn còn tiếp diễn với chế độ cộng sản Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn va Cu ba.
Nói rằng : « Nhất định có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng « là không đúng. Nhưng ngược lại, nói : « Nhất định không có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng » cũng không đúng luôn.
Là một quốc khách, một nhà làm chiến lược quân sự và ngoại giao là phải tiên đoán tất cả những khả thế có thể xẩy ra, để đối phó. Nếu có chiến tranh thì phải làm gì ? Nếu không có chiến tranh thì phải làm gì ? Cũng như một người tướng giỏi cầm quân ra trận là phải tiên đoán tất cả tình huống có thể xẩy ra. Nếu chiến thắng thì như thế nào. Nếu chiến bại thì như thế nào. Rút quân như thế nào ?
Là người Việt nam, bất cứ trong tình huống nào, trước hết chúng ta phải tranh thủ bằng mọi cách để tiến tới thể chế Dân chủ và Tự do. Vì chỉ có Dân chủ và Tự do mới có thể quy tụ nhân tâm về một mối, lãnh đạo đủ quyền uy, quốc gia đủ sức mạnh để tranh thủ lại chủ quyền, đoạt lại lãnh thổ, lãnh hải mà bọn cộng sản Việt nam đã dâng hiến cho Bắc phương.
Nguồn :Chu chi Nam
http://perso.orange.fr/chuchinam/
Subscribe to:
Posts (Atom)